12:32 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mối liên kết giữa DN và người nuôi tôm còn bỏ ngỏ

Thứ sáu - 11/10/2013 23:05
Tình trạng người nuôi tôm neo hàng chờ giá làm cho nguồn nguyện liệu khan hiếm gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Vấn đề được đặt ra là vì sao doanh nghiệp và nông dân vẫn chưa tìm được một hướng đi chung?
 

 

Với hơn 4.000ha nuôi tôm công nghiệp, sản lượng chiếm gần 1/4 cả nước, Cà Mau là địa phương dẫn đầu về diện tích nuôi tôm. Tuy nhiên, một nghịch lý diễn ra và kéo dài thời gian qua chính là tình trạng thiếu tôm nguyên liệu cho xuất khẩu, nhất là dịp cuối năm. 

 

Hiện tỉnh có 32 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản thì có đến 31 đơn vị chỉ hoạt động dưới 40% công suất. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là bất cập trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và người nuôi tôm. Và việc nông dân neo hàng chờ giá trong khi doanh nghiệp lao đao để tìm mua nguyên liệu, thậm chí phải nhập tôm ngoài tỉnh là một ví dụ cụ thể.

Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết: “Các doanh nghiệp thủy sản rất muốn liên kết với nông dân, nhưng thời gian qua mối liên kết này chưa tốt vì phần lớn người nuôi tôm bán theo giá và cứ ai mua cao là họ bán”.

 

 Mối liên kết giữa DN và người nuôi tôm còn mờ nhạt

Còn theo người nuôi tôm, lý do khiến họ không mặn mà tham gia liên kết chính là sự lệ thuộc quá lớn vào doanh nghiệp. Dù đầu ra ổn định, song cuối cùng sản phẩm mà họ làm ra luôn bị ép giá.

Anh Lê Chí Linh, xã Hòa Mỹ, Cái Nước, Cà Mau cho rằng: “Doanh nghiệp định giá, đến lúc thu hoạch họ muốn mua bao nhiêu thì mua, nông dân thường không bán được giá cao”.

Xoay quanh vấn đề này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau cho biết, ngoài những nguyên nhân nói trên thì vấn đề khó khăn nhất để doanh nghiệp và người nuôi tôm liên kết sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm là chưa có tổ chức làm cầu nối, nhất là đại diện cho nông dân. 

Ông Lý Văn Thuận, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau nói: “Doanh nghiệp không thể ký hợp đồng liên kết cùng một lúc với hơn 1.400 hộ nuôi tôm của tỉnh mà phải thông qua hợp tác xã hay đại diện tổ hợp tác. Nhưng hiện các đơn vị này lại chưa phát triển”.

Điều đáng quan tâm là ngay cả mối liên kết giữa nông dân với nông dân và doanh nghiệp với doanh nghiệp hiện vẫn còn bất cập. Cụ thể, vẫn còn nông dân tự ý phá vỡ hợp đồng, doanh nghiệp thì cạnh tranh thiếu lành mạnh. Chính điều này đã làm cho mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân mất đi tính bền vững. Và hệ lụy của nó là bài toán về sản xuất cũng tiêu thụ nông sản không chỉ tại Cà Mau mà cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ trở nên nan giải hơn.

 

Huỳnh Tâm

Nguồn vtv.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 181

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 179


Hôm nayHôm nay : 44538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 952078

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72634787