12:13 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những dấu ấn nổi bật của ngành Nông nghiệp trong năm 2015

Thứ ba - 29/12/2015 04:30
Sức bật ngoạn mục ngành rau quả; sản lượng lúa tăng 241.000 tấn; tận dụng cửa hẹp để tôm sú phát triển; xuất khẩu duy trì ở mức trên 30 tỷ USD; cải thiện điều kiện sống cho 50 triệu dân nông thôn... là những dấu ấn nổi bật của ngành nông nghiệp Việt Nam trong năm 2015.

Theo tin từ Bộ NN&PTNT, năm 2015 là năm có nhiều khó khăn, đặc biệt là về thiên tai, thị trường và nguồn lực hạn chế; song với sự theo dõi sát sao những diễn biến của khí hậu, thời tiết, thị trường để đề ra những chủ trương, giải pháp chính xác, kịp thời, ngành nông nghiệp và PTNT đã gặt hái được nhiều kết quả, mang dấu ấn đậm nét của ngành.

 

Xuất khẩu của ngành nông nghiệp duy trì ở mức trên 30 tỷ USD là một trong những dấu ấn nổi bật của ngành. Ảnh minh họa.

 

Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: “Năm 2015, ngành NN&PTNT vừa phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trước mắt để duy trì tăng trưởng cho sự phát triển chung, nhưng vừa  phải đổi mới để xây dựng những nền tảng mới cho sự phát triển bền vững, hiệu quả về lâu dài của ngành”. Nhờ chỉ đạo đúng và quyết liệt, ngành đã vượt qua những khó khăn, thách thức, tạo đà tăng trưởng GDP của ngành đạt 2,3%; giá trị sản xuất nông lâm sản và thủy sản tăng 2,6%; qua đó đã tạo ra nhiều công ăn, việc làm và thu nhập cho người dân.

Những dấu ấn nổi bật của ngành nông nghiệp trong năm 2015 như sau:

Sức bật ngoạn mục ngành rau quả

 Việc khai thông, mở cửa thị trường cho ngành hàng rau quả đã tạo ra một sức bật đột phá mới cho ngành hàng này trong năm 2015. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm nay kim ngạch Xuất khẩu của ngành rau quả đạt 2,2 tỷ USD, tăng tới  47% so với năm 2014. Đây là mức tăng trưởng ngoạn mục, nếu không nói là thần kỳ của một ngành sản xuất có nhiều lợi thế, thế mạnh này. 

Trong năm, nhiều loại trái cây như: nhãn, vải, xoài đã tiếp cận được với nhiều thị trường xuất khẩu khó tính như: Mỹ, Australia, EU, Nhật Bản…, góp phần giúp cho xuất khẩu rau quả trong thời gian qua liên tục tăng trưởng mạnh.

Việc tiếp cận những thị trường này có được là do, thời gian qua, nước ta có nhiều diện tích rau quả đạt tiêu chuẩn VietGAP. Điển hình như trong tháng 9/2015, đã có trên 20 ha nhãn lồng Hưng Yên đạt tiêu chuẩn VietGAP được cấp mã vùng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. 

Bên cạnh đó, sản phẩm thanh long cũng đã được thị trường Nhật Bản chấp nhận. Có thêm thị trường mới cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nhiều rủi ro. Những biến động của thị trường này đã và đang gây nên những bấp bênh về giá cả, khiến các nhà vườn thanh long và nông dân điêu đứng.

Sản lượng lúa tăng 241.000 tấn

Trong năm 2015, cùng với việc phát hiện sớm và chỉ đạo các địa phương ở miền Bắc xử lý tốt vấn đề mùa đông ấm, không để vụ lúa bị giảm năng suất 30% như đã từng xảy ra, ngành nông nghiệp còn phát hiện kịp thời về triển vọng thị trường lúa gạo và chỉ đạo các địa phương đồng bằng sông Cửu Long mở rộng sản xuất vụ Thu Đông thêm gần 60.000ha, tăng sản lượng lúa lên gần 300.000 tấn. Nhờ vậy, nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có một vụ mùa bội thu với giá cao.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT), trong 3 quý đầu năm, thời tiết rất khắc nghiệt, tiêu thụ khó khăn nên sản xuất lúa không được tốt. Nhưng cuối quý III, đầu quý IV, tín hiệu thị trường tốt. Ngay lúc đó, lãnh đạo Bộ đã khuyến cáo các địa phương tăng sản xuất vụ Thu Đông, tức là vụ 3 để tranh thủ thị trường. “Riêng vụ Thu Đông ở đồng bằng sông Cửu Long, diện tích đã tăng 9,3% và sản lượng tăng 9,9% so với năm 2014. Chính vì thế đã làm cho sản lượng lúa cả năm ước đạt gần 45,22 triệu tấn, tăng 241.000 tấn so với năm 2014. Rõ ràng, mức tăng của vụ Thu Đông hoàn toàn nhờ vào công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ cũng như sự đồng thuận của các địa phương” – bà Nguyễn Thị Hồng nhận định.

Tận dụng cửa hẹp để tôm sú phát triển

 Năm nay chúng ta đã sớm nhận thấy ngành thủy sản nói chung và đặc biệt là ngành tôm có những khó khăn. Trong bối cảnh khó khăn ấy, ngành đã thấy rõ thị trường tôm đi xuống nói chung thì tôm thẻ chân trắng giảm là chủ yếu, còn giá tôm sú vẫn cao và nhu cầu tốt. Chính vì thế, ngành đã tập trung chỉ đạo các địa phương ven biển duy trì con tôm thẻ, nhưng tập trung vào con tôm sú để tăng sản lượng và tận dụng kẽ hở - cửa hẹp về thị trường của con tôm sú, giúp cho người dân có thu nhập cao hơn.

Hiện tại, chúng ta đã mô hình lúa – tôm cho năng suất 5 tạ/ha, thậm chí là 1 tấn tôm sú trên một hec-ta, nhưng đó chỉ là mô hình. “Rất nhiều doanh nghiệp gặp tôi đều nói, nếu Việt Nam có tôm sinh thái, cụ thể là tôm sú nuôi theo cách chúng ta đang nuôi thì họ sẵn sàng tiêu thụ toàn bộ. Trong lúc khó khăn thì cửa thị trường này vẫn đang rộng mở. Vấn đề chúng ta giúp cho dân biến những ý tưởng và những mô hình đó trở thành diện rộng”- Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.

Lâm nghiệp tăng trưởng vượt bậc

 Sản xuất lâm nghiệp năm nay tăng trưởng khá với mức tăng 7,9% so với các năm trước; giá trị tổng sản lượng tăng đến 10,89% và xuất khẩu cũng tăng 10%, vượt qua mức 7,1 tỷ USD. Đây là mức tăng trưởng rất cao, bởi chỉ 10 năm trước đây mức tăng của ngành này chỉ xoay quanh 1-2%. Việc gia tăng của ngành lâm nghiệp là do thị trường tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu đều tăng trưởng mạnh nên đã khuyến khích khai thác và trồng rừng sản xuất.

Tại nhiều địa phương đã thực hiện cơ chế liên doanh, liên kết đầu tư trồng rừng phát triển nguồn nguyên liệu với các hộ gia đình nhằm bao tiêu sản phẩm của hộ. Bên cạnh đó, gỗ nguyên liệu dùng xuất khẩu năm nay được đánh giá chất lượng tốt tại ba thị trường tiêu thụ mạnh là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc do đó thúc đẩy hoạt động trồng rừng trong nhân dân.

Sản lượng gỗ khai thác sơ bộ năm 2015 ước đạt 8.309 nghìn m3, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 244,8 ngàn ha, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 24,9 ngàn ha, tăng 14,6%; Trồng mới rừng sản xuất đạt 220 ngàn ha, tăng 10,4%.

Xuất khẩu duy trì ở mức trên 30 tỷ USD

 Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 12/2015 ước đạt 2,65 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành năm 2015 lên 30,14 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2014. Mặc dù các mặt hàng xuất khẩu có thể mạnh của Việt Nam suy giảm trong năm vừa qua do ảnh hưởng mạnh của các yếu tố thị trường như: tỷ giá, tăng cạnh tranh từ các nhà xuất khẩu lớn thì một số mặt hàng khác như: rau quả, tiêu, điều, sắn và các sản phẩm từ sắn, gỗ và các sản phẩm từ gỗ lại tận dụng được những lợi thế về thông tin thị trường, nhu cầu nhập khẩu tăng và tận dụng tốt biện pháp dự trữ chờ tăng giá.

Đánh giá về kết quả xuất khẩu năm nay, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: “Đầu năm xuất khẩu âm đến mấy chục phần trăm, lúc đó đã có dự đoán xuất khẩu chỉ đạt 27 tỷ USD. Bây giờ đạt trên 30 tỷ USD là nỗ lực rất lớn”. 

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, trong hội thảo gần đây, lãnh đạo Viện quản lý Kinh tế Trung ương đưa ra con số, giá trị gia tăng nội địa của hàng xuất khẩu nông sản là 84%. “Tôi nghĩ con số đó có thể không chính xác, chỉ khoảng 70% thôi. Nếu như 70% thôi thì khi chúng ta xuất khẩu 30 tỷ USD thì người nông dân và doanh nghiệp Việt Nam bỏ vào túi 20 tỷ USD, tạo ra rất nhiều công ăn, việc làm, thu nhập cho dân” – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Cải thiện điều kiện sống cho 50 triệu dân nông thôn

Xây dựng nông thôn mới đạt rất nhiều kết quả tích cực và trở thành phong trào sâu rộng. Làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn và cải thiện điều kiện sống của hầu hết người dân nông thôn. Dự kiến đến hết năm 2015, có 1.500 xã, tức là 16,8% số xã đạt 19 tiêu chí.Bộ trưởng Cao Đức Phát tính toán: “1.500 xã đạt chuẩn thì tức là 20% dân số nông thôn, khoảng 12 triệu người sống ở 1.500 xã được cải thiện rất căn bản. Còn 7.500 xã được cải thiện một số tiêu chí. Khi chúng ta bắt đầu 5 năm về trước, bình quân mỗi xã đạt 5 tiêu chí, đến hết năm nay đạt bình quân 12,9 tiêu chí, tức là tăng thêm 8 tiêu chí. Như vậy, 38 triệu người khác được hưởng thay đổi một phần”.

Theo Văn Hải/ doanhnghiepvn.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 196

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 193


Hôm nayHôm nay : 60606

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 176476

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60498433