13:17 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Chuyện của... doanh nghiệp

Thứ năm - 28/05/2015 00:24
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là câu chuyện của kinh doanh chứ không phải sản xuất. Đây là quan điểm của TS Nguyễn Sĩ Dũng - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khi trả lời phỏng vấn của Báo DĐDN bên hành lang Quốc hội, tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XIII.

 

- Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội trước Quốc hội vừa qua đã đề cập đến nhiều hạn chế trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp. Theo ông, vấn đề cơ bản của tái cơ cấu nông nghiệp là gì?
Đúng là tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của nền kinh tế. Theo tôi, nội dung cơ bản của tái cơ cấu nông nghiệp phải bắt đầu từ con người, hay nói cách khác là giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp. Thực tế, chúng ta đang có đến 70% dân số làm nông nghiệp. Trong số đó, có người làm việc thời vụ tại một số DN, có những người chỉ làm nông nghiệp bán thời gian… một số khác thực ra vẫn là thất nghiệp.
Giải quyết số lượng lao động này như thế nào chính là bài toán cơ bản trong việc tái cơ cấu nông nghiệp. Thời gian vừa qua, chúng ta đã có một số lượng lớn lao động nông nghiệp chuyển sang làm tại một số khu công nghiệp. Tuy nhiên, họ vẫn chưa thoát ra khỏi khu vực này khi mà cuộc sống của họ đang bấp bênh, chưa có nhà ở, chưa có trường học cho con cái.
Nói đến tái cơ cấu nông nghiệp chính là việc mỗi năm chúng ta rút bao nhiêu lao động ra khỏi nông nghiệp. Những lao động này sẽ làm việc ổn định trong các khu vực công nghiệp, dịch vụ. Họ có nhà ở, có trường học cho con, chứ không phải lại  gửi ngược con về quê để nuôi dạy. Nói cách khác, một phần của tái cơ cấu nông nghiệp là tạo ra một thế hệ mới, có thể lao động ở một mắt xích có giá trị cao hơn.
- Vậy ông có thể cắt nghĩa vì sao tái cơ cấu ngành nông nghiệp lại là câu chuyên của kinh doanh chứ không phải là sản xuất?
Làm nông nghiệp phải tư duy là kinh doanh sản phẩm nông nghiệp. Cứ loanh quanh trồng cây gì, nuôi con gì, bán ở đâu thì vẫn khó thoát ra được. Mà đã gọi kinh doanh sản phẩm nông nghiệp thì là việc làm của doanh nghiệp (DN). Chỉ có DN mới thạo việc kinh doanh. Thông qua quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, DN sẽ biết cách để đạt hiệu quả cao nhất của từng mét đất, của từng đồng vốn.
Tôi đồng tình với giải pháp khuyến khích, thúc đẩy DN tham gia đầu tư vào nông nghiệp của Chính phủ. Chỉ có DN mới có đủ khả năng để đưa công nghệ tiến tiến vào sản xuất nông nghiệp. Và DN sẽ biết cách nghiên cứu, tìm hiểu thị trường cần sản phẩm gì, phát triển những sản phẩm nông nghiệp tới đâu?... Tuy nhiên, muốn làm được những việc này thì DN cần phải tích tụ được ruộng đất.
- Để tích tụ được ruộng đất thì cần những chính sách gì, thưa ông?
Trước tiên như đã nói ở trên, chúng ta phải tạo được nhiều việc làm và cuộc sống ổn định cho lao động rút ra khỏi sản xuất nông nghiệp thuần túy. Từ đó, đất đai mới được giải phóng và tích tụ được. Tiếp đến, chúng ta cần tạo quyền chủ động về đất đai cho nông dân để họ có quyền chuyển nhượng, góp vốn với DN. DN cần được tích tụ ruộng đất trên quy mô lớn thì họ mới có thể bỏ vốn đầu tư máy móc thiết bị công nghệ cao, đầu tư nghiên cứu, phát triển thị trường.
Thời gian vừa qua, tôi thấy một số địa phương đã có những giải pháp rất sáng tạo, ví dụ như ở Vĩnh Phúc, người ta đặt ra vấn đề thuê lại đất của nông dân và sau đó nông dân sẽ lao động trên đất đó. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng có chính sách bù đất để tích tụ đất đai. Khuyến khích tích tụ ruộng đất cần được trở thành một phong trào rồi thành một xu hướng phát triển của sản xuất nông nghiệp.
- Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay khi ruộng đất chưa tích tụ nhiều vào các DN, người nông dân vẫn đang phải chấp nhận quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường. Câu chuyện “được mùa – mất giá” vẫn đeo đuổi người nông dân, khiến họ khó thoát ra được, thưa ông?
Được mùa mất giá là chuyện bình thường của thị trường. Chúng ta đang sống trong nền kinh tế thị trường, nguồn cung nhiều thì giá thành sản phẩm buộc phải giảm. Đặc biệt, không ai có thể bắt nông dân phải trồng cái gì, vì đó là quyền của họ. Tuy nhiên, nếu nông dân làm tự phát theo phong trào thì rủi ro rất lớn đối với họ. Chính vì vậy, các bộ, ngành, địa phương cần hỗ trợ nông dân về thông tin thị trường, nhu cầu trong nước, ngoài nước và dự báo thị trường sắp tới. Nông dân cũng cần hỗ trợ về mặt kỹ thuật sản xuất, cây và con giống…
Nhưng mặt khác, nông dân vẫn phải chấp nhận quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu của thị trường. Với những quy luật này, DN đương nhiên sẽ thạo hơn nông dân. Quy luật của kinh tế thị trường là đất đai phải tập trung cho những người làm ra nhiều của cải nhất trên đất đai đó, tiền phải tập trung cho những DN làm ra nhiều tiền nhất. Thị trường sẽ điều tiết và phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả. Nó hơi tàn nhẫn nhưng quy luật thị trường là như vậy. Mà như vậy thì bảo đảm phát triển rất nhanh, kinh tế sẽ hồi phục nhanh.
Người nông dân cũng có thể nhìn thấy các quy luật của thị trường nhưng họ không thể thông thạo được như DN. Xu hướng tích tục ruộng đất và cung cấp sản phẩm nông nghiệp theo quy luật cung cầu, cũng như yêu cầu sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là tất yếu. Người nông dân sẽ ngày càng khó khăn khi đơn lẻ và nhỏ bé tham gia thị trường cạnh tranh. Để nông nghiệp phát triển phải có sự tham gia của các DN lớn, mạnh.
Nhìn ở góc độ nào đó, quy luật cạnh tranh có thể không đảm bảo được sự công bằng. Tuy nhiên, đảm bảo công bằng cũng không phải là nhiệm vụ của thị trường, mà là vấn đề của Nhà nước, của dân chủ. Thị trường phân bổ sẽ đạt được hiệu quả tối ưu, còn Nhà nước thì phải chăm lo phúc lợi xã hội.
- Xin cảm ơn ông!
Bá Tú thực hiện
 Theo dddn.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: quốc hội

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 198

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 188


Hôm nayHôm nay : 62385

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 178928

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60500885