19:45 EST Thứ ba, 12/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tái cơ cấu ngành thủy sản: Chất lượng thay số lượng

Thứ sáu - 17/07/2015 04:21
Sau 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, ngành thủy sản đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng khi nhiều mặt hàng luôn giữ vị trí chủ lực trong kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, diễn biến thị trường những tháng đầu năm 2015 cho thấy, cần có những thay đổi mạnh mẽ hơn nữa về chất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tôm thẻ chân trắng thắng thế

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2015 đạt khoảng 3 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn là tôm (năm 2014 chiếm khoảng 50%) sụt giảm khá mạnh (khoảng 28%), đạt 1,3 tỷ USD.

Diện tích tôm thẻ chân trắng đang tăng nhanh ở nhiều địa phương.

Về thị trường tôm, ông Nam cho biết, thông thường, vào tháng 6, các nhà nhập khẩu từ Mỹ và châu Âu mua nhiều. Năm nay, xu hướng này không giống như những năm trước, nhu cầu lại giảm. Có thể là các nhà nhập khẩu đang trông chờ vào giá giảm, khi hiện nay nguồn cung của thế giới đang cao.

Nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm không chỉ do nhu cầu của thị trường không tăng mà còn do chúng ta đang phải cạnh tranh với những mặt hàng cùng loại nhưng giá rẻ hơn đến từ các nước khác. Ví như, con tôm đang phải giành giật thị phần với tôm của Ấn Độ, Thái Lan, vốn đang có lợi thế hơn ta về giá; cá tra vốn được nghĩ là “sản phẩm độc quyền” của Việt Nam nhưng trong dòng cá thịt trắng nó đang phải cạnh tranh mạnh với cá rô phi,… Những nguy cơ bị giành giật thị trường đã hiện diện trước mắt, nếu không có các giải pháp mạnh để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm thì chúng ta sẽ không còn giữ được mãi thế thượng phong.

Nhưng trên thực tế, cho đến thời điểm này, đề án tái cơ cấu ngành thủy sản vẫn ì ạch; mới có 36/63 tỉnh, thành phố triển khai đề án. Diện tích nuôi tôm sú, cá tra, cá rô phi vẫn ổn định nhưng cơ cấu đã chuyển dịch dần sang thâm canh tôm thẻ chân trắng. Tôm thẻ chiếm 12,5% diện tích nuôi nhưng chiếm tới 57% sản lượng; tôm sú chiếm 87% diện tích nuôi, song chỉ chiếm 43% sản lượng. Do sự phát triển lớn mạnh của tôm thẻ chân trắng ở một số địa phương, có thể dẫn đến nguy cơ phá vỡ quy hoạch, tạo áp lực lớn về vốn và xây dựng cơ sở hạ tầng, cảnh báo ảnh hưởng xấu đến môi trường và nguy cơ dịch bệnh tăng cao. Bên cạnh đó, việc triển khai rà soát quy hoạch cá tra của các địa phương còn chậm, người nuôi và doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất và khó tiếp cận nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng; công nghệ nuôi cá rô phi chưa có quy trình chuẩn, chất lượng sản phẩm không ổn định.

Đối với lĩnh vực khai thác thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, các địa phương đã chủ động định hướng ngư dân phát triển những nghề đánh bắt bền vững; tăng cường đội tàu đánh bắt xa bờ, chú trọng khâu chế biến, bảo quản theo tinh thần Nghị định 67. Tuy nhiên, khâu liên kết giữa ngư dân và doanh nghiệp, gắn sản xuất với thị trường gặp nhiều khó khăn; hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa đảm bảo, thiếu điện lưới và hạ tầng thủy lợi tốt cho nuôi trồng thủy sản; hệ thống thông tin nghề cá còn thiếu và hoạt động yếu.

Điều đáng nói là, sự phát triển quá nóng về diện tích tôm thẻ chân trắng (nhiều địa phương đã vượt quy hoạch) khiến dịch bệnh (đốm trắng, hoại tử gan tụy,…) xuất hiện tràn lan, nhiều diện tích tôm nuôi bị chết, sản lượng thu hoạch giảm. Đặc biệt, giá tôm nguyên liệu trên thị trường giảm mạnh (từ 20 - 30%), gây thiệt hại cho người nuôi. Vì vậy, những tháng đầu năm 2015, tiến độ triển khai vụ nuôi tôm nước lợ chậm so với kế hoạch. Đến thời điểm này, cả nước đã thả nuôi 616.480ha (đạt 90% kế hoạch năm và bằng 96% so cùng kỳ năm 2014). Sản lượng tôm thu hoạch là 230.910 tấn (đạt hơn 32% kế hoạch năm và bằng 87,9% so cùng kỳ 2014); trong đó tôm sú đạt 115.814 tấn, tôm thẻ chân trắng 115.069 tấn.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết, tính đến tháng 6/2015, hình thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến (chuyên tôm sú) ổn định khoảng 540.000ha, tăng 89% diện tích nuôi. Năm 2014, ĐBSCL có 5.500ha nuôi cá tra, đạt sản lượng 1,1 triệu tấn. Các năm tiếp theo sẽ tăng diện tích và sản lượng phù hợp với khả năng mở rộng thị trường. Đồng bằng Bắc Bộ đang phát triển đối tượng nuôi mới là cá rô phi thâm canh trong ao; còn ở Nam Bộ nuôi trong lồng bè trên sông. Năm 2014, có 16.000ha nuôi cá rô phi trong ao và nuôi lồng bè 410.000m3, năng suất trung bình đạt trên 6 tấn/ha, sản lượng cá rô phi và điêu hồng đạt 125.000 tấn, tăng 25% so năm 2013.

Người nuôi cá tra thở bằng “mũi” người khác

Đó là nhận định của đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang, bởi 70% thức ăn phải nhập khẩu; chất lượng cá giống không đảm bảo, thị trường tiêu thụ rất khó khăn... Nếu cứ tiếp tục tình trạng này thì chỉ “béo” doanh nghiệp ngoại.

Gia đình ông Nguyễn Thành Tâm ở xã Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú - An Giang) có 2ha ao nuôi cá tra, bình quân mỗi vụ (6 tháng/vụ) thu hoạch trên 80 tấn cá. Vậy mà hơn 10 năm nay, cuộc sống gia đình ông mỗi ngày một đi xuống, nợ nần chồng chất. Tiền mua thức ăn ở cửa hàng trong xã trên 170 triệu đồng, đến nay vẫn chưa thanh toán được. “Hơn 10 năm qua, giá thức ăn mỗi năm trung bình tăng khoảng 5% trong khi giá cá nguyên liệu có lúc giảm xuống chỉ còn 15.000 đồng/kg nên nông dân chúng tôi điêu đứng”, ông Tâm mệt mỏi nói.

Ông Nguyễn Hữu Nguyên, người nuôi cá tra kỳ cựu tại Châu Phú (An Giang), chua chát nói: “Hơn 15 năm nuôi cá tra tôi đã trải qua bao buồn vui, nhưng sau này buồn lại càng buồn thêm vì cá tra là hàng độc quyền mà giá cá cứ bấp bênh”.

Theo ông Nguyên, từ năm 2010, khi cá tra chuyển từ nuôi bè, nuôi đăng quầng sang nuôi hầm thì doanh nghiệp không mua cá tra nuôi cho ăn thức ăn bằng cám, chỉ mua cá tra nuôi bằng thức ăn viên vì ăn thức ăn này cá tăng trọng nhanh, ít mỡ, dễ chế biến fillet. Vì thế, người nuôi cá phải chọn thức ăn ngoại nhập với giá chỉ tăng không giảm. Từ đó, thị trường thức ăn cho cá tra xuất hiện hàng loạt “ông lớn” như C.P (Thái Lan), Cagrill (Mỹ)...

Theo thống kê, hiện thị trường thức ăn cho thủy sản có 80% thị phần đang nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài. Mà trong nghề nuôi cá tra, thức ăn chiếm tới 80% giá thành. Với thực tế nghiệt ngã này, người nuôi cá nhỏ lẻ không còn đất sống, chỉ có con đường liên kết với doanh nghiệp.

Coi trọng chất lượng

Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát, tái cơ cấu ngành thủy sản là chủ trương đúng đắn. Trong 2 năm qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT, các bộ, ngành cùng các địa phương đã có nhiều nỗ lực triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu, kết quả bước đầu đã tạo được thành tựu nhất định. “Ngành tôm Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới, ngành cá tra đứng thứ nhất thế giới. Tuy nhiên, để tạo nên một tầm cạnh tranh quốc tế ổn định, thời gian tới, tất cả các lĩnh vực sản xuất trong lĩnh vực thủy sản đều cần phải có tầm cạnh tranh quốc tế. Từ tháng 1/2016, sẽ có một thị trường cộng đồng kinh tế ASEAN nên chỉ còn hơn 80 mặt hàng phải chịu thuế, sau 3 năm giảm còn hơn 50 mặt hàng nên số lượng không phải là vấn đề quan trọng hàng đầu. Đã có một thời chúng ta nghĩ rằng làm nhiều để bán được nhiều hơn và thu về lợi nhuận cao hơn, nhưng trên thực tế việc sản xuất nhiều hơn chưa hẳn đã thu được về lợi nhuận cao hơn, thậm chí còn bị đổ vỡ”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.

Bộ trưởng Cao Đức Phát  nhấn mạnh, ngành thủy sản là một trong những ngành trọng yếu của nông nghiệp Việt Nam với nhiều tiềm năng, lợi thế và tốc độ tăng trưởng cao so với nhiều ngành khác. Song trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam và các nước có thế mạnh đang ngày càng gay gắt. Do đó, trong thực hiện đề án, vấn đề nâng cao đời sống cho hàng triệu nông dân, ngư dân trên cả nước là trọng tâm nhất, tái cơ cấu phải lấy hiệu quả sản xuất của phần đông nông dân, ngư dân qua từng mô hình sản xuất, khai thác, đánh bắt làm thước đo thành công.

Kết quả sản xuất thủy sản giai đoạn 2011 - 2014 của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong khối nông - lâm - thủy sản. Tổng sản phẩm xã hội đạt tốc độ trên 5%/năm; giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân 4,7%/năm; tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản từ 21,5% năm 2011 lên 22,7% năm 2014; tốc độ tăng tổng sản lượng thủy sản cao hơn tốc độ tăng diện tích; kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng trung bình gần 8%/năm.

Khánh Nguyên
Theo: kinhtenongthon.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 398


Hôm nayHôm nay : 39113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 488990

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70716305