20:53 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tái cơ cấu nông nghiệp: Tránh rập khuôn, phong trào

Thứ bảy - 21/09/2013 04:02
Trả lời phỏng vấn của PV Thanh Niên, GS-TS Võ Tòng Xuân (ảnh), cho rằng để tái cơ cấu nông nghiệp thành công, cần phải chuyển tư duy chỉ biết làm lúa sang tư duy sản xuất theo nhu cầu thị trường. Ông nói:
 
 

GS-TS Võ Tòng Xuân - Ảnh: C.N

Cách mà Bộ NN-PTNT tư vấn cho Chính phủ có thể thấy giống như bệnh đâu trị đó, bị thương chỗ nào băng chỗ nấy chứ không phải chăm sóc sức khỏe một cách có hệ thống. Lâu nay mình thường chỉ nghĩ có lúa, lúa và lúa. Nó dập tắt những sáng kiến ở các lĩnh vực khác.

 

 

Dứt khoát phải chuyển đổi cơ cấu nhưng phải trên cơ sở khoa học... Sau đó phải tính tới chuyện thị trường, cái gì làm được mình mới trồng. Quan trọng hơn là tránh kiểu tư duy hình thức, rập khuôn chạy theo phong trào như trước đây

Ý ông muốn nói đến việc Bộ NN-PTNT vẫn muốn duy trì 3,8 triệu ha đất lúa và tăng năng suất, sản lượng lúa trong thời gian tới trong khi có thể bỏ lỡ cơ hội từ những cây trồng vật nuôi khác?

Trong đề án tái cơ cấu nông nghiệp (TCCNN), Bộ NN-PTNT có đề cập đến vấn đề chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhưng chưa nói rõ và vẫn giữ quan điểm là duy trì 3,8 triệu ha đất trồng lúa. Theo tôi phải dứt khoát quan điểm đây là 3,8 triệu ha đất nông nghiệp để sản xuất những loại sản phẩm theo nhu cầu thị trường, trong đó có cây lúa chứ không phải là đất lúa. Một bộ chuyên ngành khi làm quy hoạch phải thực sự đổi mới tư duy, có tầm nhìn chiến lược, mạnh dạn đột phá thì mới thành công.

Theo ông, muốn TCCNN thành công thì đề án này cần phải bổ sung gì và làm như thế nào?

Muốn cho đề án này thành công, thứ nhất là quy hoạch lại các vùng sản xuất. Dứt khoát phải chuyển đổi cơ cấu nhưng phải trên cơ sở khoa học. Hiện nay các nghiên cứu về hệ thống canh tác trên các vùng sinh thái của các viện trường đã có nhiều kết quả, ngành nông nghiệp nên khai thác để hình thành các vùng quy hoạch. Sau đó phải tính tới chuyện thị trường, cái gì làm được mình mới trồng. Quan trọng hơn là tránh kiểu tư duy hình thức, rập khuôn chạy theo phong trào như trước đây.

Quy hoạch phải gắn với chế biến, tiêu thụ nhưng đề án TCCNN mới chỉ gói gọn trong nội ngành. Điều này làm cho khả năng thành công của đề án giảm đi?

Đúng vậy. Chúng ta đã xác định là phải phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị nhưng khi TCCNN lại tháo nó ra từng khoen một làm riêng, đến khi ráp lại sẽ không khớp. Chúng ta phải tạo cơ chế chính sách cho nông dân liên kết với nhau và liên kết với doanh nghiệp thì mới thành công.

Liên kết chuỗi giá trị đã được đề cập những năm gần đây nhưng không thực hiện tốt. Vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ liên kết như thế nào?

Nhà nước cần có những chuyên gia gạo cội để tư vấn những sản phẩm nào mà thế giới đang cần, chỗ nào cần, số lượng bao nhiêu, làm sao lấy được những đơn hàng đó. Thứ hai là tạo kinh phí để đi tìm thị trường, xúc tiến thương mại. Nhật Bản có những tổ chức, doanh nghiệp chuyên đi làm công tác tìm kiếm thị trường kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước với nhau và kết nối với thị trường với sản xuất. Bộ Công thương VN cũng nên có một đội ngũ những chuyên gia như vậy.

Cách thứ 2 là đi dự hội chợ nông nghiệp quốc tế, nhưng đi hội chợ cũng phải biết cách làm. Cá tra VN được xuất khẩu đi hàng trăm nước như ngày nay là nhờ một Việt kiều Mỹ. Thời đó, ông ta đưa cá tra đi dự hội chợ ở Mỹ, mướn một đầu bếp nổi tiếng chế biến cá một ngày với thù lao lên đến 5.000 USD. Nhờ danh tiếng của vị đầu bếp đó mà sau kỳ hội chợ ông Việt kiều kia đã có hợp đồng hàng trăm tấn.

Chính phủ cũng nên tạo cơ chế chính sách để nông dân liên kết với nhau và liên kết với doanh nghiệp. Tôi có thể mạnh dạn nói là mình chưa có chính sách nào để khuyến khích nông dân hợp tác với nhau. Những HTX được tổ chức miễn cưỡng không phải là tổ chức hợp tác kinh tế thật sự. Khi nông dân liên kết với nhau trên quy mô lớn, doanh nghiệp có thị trường thì họ sẽ có được điểm chung và gắn kết được với nhau. Lúc đó tôi tin chắc nông dân sẽ sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn chất lượng của doanh nghiệp.

Xóa chồng chéo

 

Muốn TCCNN thành công, trước tiên phải xác định mô hình quản lý ngành nông nghiệp của mình là mô hình gì? Theo tôi, mô hình của mình lâu nay là mô hình hàng ngang, tôi không đồng tình. Bây giờ phải thay đổi cách quản lý theo ngành dọc. Ngành nông nghiệp toàn quốc thì chỉ cần tập trung vào 5 - 10 thứ có tầm chiến lược quốc gia và thế giới. Những thứ còn lại như nuôi ếch, nuôi lươn gì đó thì mạnh dạn giao cho ngành nông nghiệp tỉnh, huyện thậm chí là xã quản lý. Bộ NN-PTNT tập trung giùm những thứ chủ lực như: lúa, cá tra, tôm, trái cây ở ĐBSCL; còn miền Đông, Tây nguyên là cao su, cà phê, trà... Phải làm lại cái mô hình quản lý, cơ chế, chính sách... các vấn đề đó chưa có ai động tới mà nó đã tồn tại hơn 20 năm nay rồi. Đó là cái lỗi của mô hình quản lý không thích hợp với hoàn cảnh, thời cuộc.

Xác lập mô hình quản lý mới cần phân công rõ trách nhiệm của từng bộ ngành để tránh chồng chéo nhau, vấn đề nghe phức tạp chứ thật ra cũng đơn giản thôi. Việc sản xuất lúa gạo thì phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, người ta muốn mua cái gì mình có cái đó đáp ứng, chất lượng tốt, xây dựng thương hiệu, đó là trách nhiệm của Bộ NN-PTNT. Còn có thương hiệu, nhãn mác rồi mà đi ra ngoài bán giá cả thua người ta thì Bộ Công thương phải chịu. Sản xuất gạo kiểu như VN thì ai người ta cũng làm được làm sao cạnh tranh?

Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

 

Hướng tới sản phẩm nông nghiệp sáng tạo

Dứt khoát phải gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến mới có thể TCCNN thành công. Trước nay chúng ta chỉ mới dừng lại ở chuyện bán cái chúng ta có. Nay phải thay đổi tư duy, đầu tư vào chế biến tìm hiểu thị trường để chuyển sang bán cái thị trường cần. Cần đầu tư vào khâu chế biến để nông sản trở thành sản phẩm công nghiệp. Lúc đó chúng ta sẽ thành công trong việc bán những sản phẩm do chúng ta sáng tạo ra. TCCNN cần phải hiểu và làm như thế mới có thể thành công.

Chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng

Chí Nhân (thực hiện)
Nguồn thanhnien.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 293

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 292


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1547641

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74594612