10:37 EST Thứ năm, 19/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tăng trưởng của khu vực nông nghiệp sụt giảm mạnh: Khẩn cấp tăng đầu tư, tái cơ cấu

Thứ tư - 21/05/2014 19:44
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII ngày 20.5, Ủy ban Kinh tế cho biết, tăng trưởng của nông nghiệp trong những năm gần đây đã sụt giảm đáng lo ngại.
Cùng nhận định này, nhiều ý kiến cho rằng, nếu không có những đột phá căn bản trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, thì tăng trưởng của khu vực này sẽ ngày càng lao dốc...

Đóng góp nhiều, thu nhận ít

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp trong năm 2013 đạt 2,67%, tức chỉ tương đương mức tăng của năm 2012 (2,68%), trong đó: Trồng trọt tăng 2,6%, chăn nuôi tăng 1,4%, lâm nghiệp tăng 5,18%, thủy sản tăng 3,05%. Nhìn vào các số liệu tăng trưởng trên, có thể thấy 2 lĩnh vực mũi nhọn của ngành nông nghiệp là trồng trọt và chăn nuôi đã có sự sụt giảm đáng lo ngại, nguyên nhân được chỉ ra nhiều nhất là do trong sản xuất chúng ta thường xuyên gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh.

Nông dân vẫn chưa được hỗ trợ tốt nhất để đối mặt rủi ro và phát triển sản xuất.
Nông dân vẫn chưa được hỗ trợ tốt nhất để đối mặt rủi ro và phát triển sản xuất.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này ở góc độ đầu tư cho sản xuất. Bởi nhìn vào thực tế có thể thấy, trong giai đoạn từ năm 2006-2010 nông nghiệp có mức tăng trung bình 3,2-3,3% nhưng nay chỉ còn 2,3-2,4%, thậm chí dưới 2% ở một số lĩnh vực. “Đây là mức giảm đáng lo ngại, thể hiện mô hình tăng trưởng nông nghiệp đã hết giới hạn tự nhiên và cần có sự cải cách, đầu tư mạnh mẽ”- ông Doanh nói. Theo ông, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 18-19% GDP và trên 40% sức lao động nhưng hiện chưa được đầu tư tương xứng, kể cả vốn từ ngân sách. Tín dụng cũng chảy về nông nghiệp nông thôn thấp một cách lo ngại. “65% tổng lượng hàng xuất khẩu nông sản cả nước là của ĐBSCL nhưng tín dụng về đây chỉ có 9%, vậy người nông dân sản xuất như thế nào khi không có vốn?” - ông Doanh đặt câu hỏi

Cùng quan điểm trên, ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, hiện sự đầu tư và quan tâm tới nông nghiệp, nông thôn còn quá yếu, đây là nguyên nhân chính khiến tăng trưởng ngày càng kém của khu vực này. “Bản thân nông nghiệp là khu vực luôn chịu rủi ro lớn bởi thiên tai, địch họa; chỉ một trận bão có thể những thành quả của nông dân thành con số không. Đối tượng của khu vực này lại đông, với hơn 50-60% dân số làm nông, do vậy nếu đầu tư cho khu vực này không tương xứng thì không thể đòi hỏi nó tăng mạnh được” - ông Phú nói. 

Theo ông Lưu Đức Khải- Trưởng ban Chính sách nông nghiệp, nông thôn (Viện Quản lý kinh tế T.Ư-CIEM), hiện nay dù rất nỗ lực song các hình thức hỗ trợ từ phía Chính phủ giúp nông dân đối mặt tốt hơn với các rủi ro, bao gồm các dịch vụ khuyến nông, thông tin thị trường, các chương trình đào tạo, dạy nghề và các khoản trợ cấp... vẫn chưa đủ để khu vực này phát triển. Ngành nông nghiệp vẫn nhận quá ít từ những chính sách do WTO đem lại, thậm chí gặp nhiều khó khăn do sức ép cạnh tranh. 

Tái cơ cấu nông nghiệp: Khó nhưng vẫn làm được

Một vấn đề được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội lưu ý là, để ngăn chặn đà suy giảm tăng trưởng của ngành nông nghiệp, cần nhanh chóng triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Ông Đặng Huy Hậu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho rằng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp là việc làm bức thiết hiện nay. “Đó là bài toán khó nhưng không thể không thực hiện bởi vì tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp ngày càng giảm. Vấn đề ở đây là cần điều chỉnh lại cách nhìn nhận về làm nông nghiệp, cách vận hành của bộ máy nhất định phải thay đổi, phong cách làm nông nghiệp cũng phải đổi mới chứ làm manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay thì rất khó khăn”.

Tái cơ cấu không phải là biện pháp tình huống
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát thừa nhận tốc độ tăng trưởng của ngành đang có xu hướng chậm lại, nhiều lĩnh vực hiệu quả thấp, gặp nhiều khó khăn và kém bền vững: “Thực tế đòi hỏi phải có những điều chỉnh căn bản trong cơ cấu ngành. Chủ trương của toàn ngành trong thực hiện tái cơ cấu là “Phát huy lợi thế - nâng cao chất lượng hiệu quả - phát triển bền vững”. Tái cơ cấu không phải là sự điều chỉnh và ứng phó với tình huống, tái cơ cấu là sự điều chỉnh những điều rất căn bản của nền nông nghiệp”.

Thực tế cho thấy, thời gian qua ngành nông nghiệp cũng đã khởi động đề án tái cơ cấu ngành khi chủ động chuyển đổi được trên 87.000ha cây trồng, nhưng thực tế cho thấy việc tái cơ cấu còn khá chậm trễ, ở nhiều nơi vẫn còn tình trạng người nông dân làm ra sản phẩm nhưng không bán được hoặc bị rớt giá. 

Theo TS Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, hiện nông nghiệp đã “ăn vào gốc” khi chúng ta khai thác tối đa tài nguyên bằng cách thâm canh, tăng vụ… 

Do đó, ông Sơn cho rằng, trước mắt cần lựa chọn một số địa phương trọng điểm, đại diện cho từng vùng miền để thí điểm triển khai tái cơ cấu, từ đó rút kinh nghiệm đề ra giải pháp chung triển khai ở các địa phương. Bên cạnh đó đặc biệt chú trọng định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nghề liên quan trong thực hiện tái cơ cấu.

Theo ông Lưu Đức Khải, nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp mới chỉ đáp ứng được 55 - 60% yêu cầu, hiệu quả đầu tư lại không cao. “Trong tái cấu trúc đầu tư công lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, cần theo hướng tăng luồng vốn cho đầu tư trực tiếp phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, nhất là ưu tiên đầu tư, nâng cao năng lực, hệ thống cơ sở nghiên cứu KHCN, nhằm tạo ra những đột phá mới về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Trong chuyển dịch cơ cấu đầu tư cần quan tâm cơ giới hóa, bảo quản, chế biến sau thu hoạch, giảm thất thoát và gia tăng giá trị của sản phẩm” - ông Khải đề xuất. 
Mai Hương
Nguồn danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 148

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 144


Hôm nayHôm nay : 37759

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 809072

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72491781