Hiện nay, diện tích canh tác, nuôi trồng hữu cơ của nước ta đạt hơn 43.010 ha, và tập trung chủ yếu tại các tỉnh như: Hà Nội, Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang, Hà Nam, Lâm Đồng…
Tại buổi tiếp xúc cử tri ở Hải Phòng mới đây, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo TP.Hải Phòng bàn về vấn đề tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp, đi liền với áp dụng tiến bộ kỹ thuật theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.
Nhiều chuyên gia khuyến nghị, ngành nông nghiệp Việt Nam cần áp dụng phương thức sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.
TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NNPTNT) cho rằng, muốn thành lập ngân hàng đất nông nghiệp hoạt động hiệu quả và thành công, cần tạo khung pháp lý cũng như các chính sách hỗ trợ đi kèm.
Không thể phủ nhận những tiến bộ vượt bậc trong một phần tư thế kỷ qua của nông nghiệp Việt Nam, song có một thực tế cần được “nhìn thẳng”: Nông nghiệp Việt Nam hiện đang vất vả xoay trở trong một tam giác cạnh tranh về tài nguyên đất, tài nguyên nước và về nhân công. Bài viết này chỉ bàn về tài nguyên đất.
“Đối với khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn, trong những năm qua, nguồn tín dụng ngân hàng đóng góp một vai trò rất quan trọng, giúp cho nông nghiệp phát triển, nông thôn ngày càng đổi mới, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm, đời sống của người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt”, đó là khẳng định của đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
Ngày 4/11, thảo luận về việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) cho rằng, tư duy sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính “tự cung tự cấp”, chưa mang tính sản xuất hàng hóa và chưa chú ý đếntái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Ngày 9/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường và Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký kết Bản ghi nhớ tăng cường phối hợp công tác thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông lâm thủy sản giai đoạn 2016 – 2020.
Theo ghi nhận của phóng viên NTNN/Dân Việt, xung quanh đề xuất thành lập ngân hàng đất nông nghiệp, cả người dân, ngành chức năng và cả nhà khoa học ở ĐBSCL đều cho rằng khó khả thi. Theo các ý kiến, vùng ĐBSCL đã có mô hình tích tụ ruộng đất rất hay...
Ngành nông nghiệp Việt Nam đang trở thành ngành chịu tác động lớn nhất từ biến đổi khí hậu như hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng... Tuy nhiên, trong thách thức vẫn có cơ hội và Việt Nam cần nắm lấy điều này để biến thách thức, thành cơ hội cải cách nền nông nghiệp.
Đã đến lúc nhìn nhận khu vực nông thôn không chỉ là chính sách phải tập trung ưu tiên mà đây là dư địa phát triển, không gian phát triển của đất nước...
Sáng 4/11, phát biểu trước Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), ĐB Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Quốc Bình cho rằng, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cần lấy doanh nghiệp làm chủ lực.
ĐB Nguyễn Thị Lan (đoàn Hà Nội) cho rằng, để tái cơ cấu bền vững và hướng tới một nền nông nghiệp tri thức cần có chiến lược quy hoạch, kế hoạch đào tạo sử dụng nhân lực khoa học, công nghệ.
“Với cách làm thời gian vừa qua, chúng tôi thấy đầu tư cho nông nghiệp ít nhưng lãng phí, thất thoát ở nhiều dự án, nhất là các dự án về nạo vét sông ngòi, kênh mương, xây dựng hồ đập... Đây là nguyên nhân chung cho việc thất thoát, lãng phí, tham nhũng gây nợ đọng lớn trong xây dựng cơ bản" - Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh nhận định.
Thành công của nhiều doanh nghiệp với mô hình ứng dụng công nghệ cao kết hợp cơ chế hợp tác công-tư cho thấy, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn là “mảnh đất vàng”.
Đánh giá chính sách đất đai vẫn là nút thắt lớn nhất cản trở quá trình tái cơ cấu nông nghiệp. Ông Nguyễn Xuân Cường- Bộ trưởng Bộ NNPTNT cho biết, thời gian tới sẽ tập trung tháo gỡ điểm nghẽn này để thúc đẩy tái cơ cấu.
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, ngoài vấn đề huy động vốn đầu tư còn rất cần đến tư duy công nghiệp, thoát ly hẳn những hoạt động manh mún trước kia.
Việc đầu tư cho vay cần hướng tới sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, tăng khả năng liên kết trong chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm.
Chủ tịch TƯ MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân, thay mặt Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trình bày trước Quốc hội Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước sáng nay (20/10).