13:33 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ấn Độ loay hoay tìm thị trường thịt trâu

Chủ nhật - 29/12/2019 08:36
Việc Trung Quốc chặn nguồn thịt bất hợp pháp nhập khẩu vào nước này đã khiến Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu thịt trâu lớn nhất thế giới đang phải loay hoay chuyển hướng.

Dòng chảy thịt lậu 2 tỷ USD

Theo hãng tin Bloomberg, chính phủ Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt biên giới nhằm ngăn chặn các rủi ro dịch bệnh, trong bối cảnh cuộc chiến với đại dịch tả lợn châu Phi vẫn đang tiếp tục. Điều này đồng nghĩa là hoạt động xuất khẩu thịt trâu Ấn Độ vào thị trường 1,4 tỷ dân đã chính thức bị khép lại.

Dây chuyền giết mổ- sơ chế và phân loại thịt trâu xuất khẩu của tập đoàn Allana ở thành phố Aligarh, bang Uttar Pradesh

Theo đó các nhà xuất khẩu thịt của Ấn Độ đang đặt nhiều kỳ vọng vào Indonesia sẽ là “bến đỗ” mới, có thể tăng gấp ba lần khối lượng nhập khẩu thịt từ quốc gia Nam Á này để bù đắp cho những tổn thất nặng nề trong năm nay.

Trước đó, giới chức Trung Quốc đã tiến hành dựng hàng rào kiểm soát biên giới một cách nghiêm ngặt để ngăn chặn các hoạt động giao dịch thịt gia súc bất hợp pháp đổ vào nước này, ước tính làm tổn thương cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trị giá khoảng 2 tỷ USD mỗi năm. Lý do là kể từ năm 2001, Bắc Kinh đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt trâu trực tiếp từ Ấn Độ để phòng tránh dịch lở mồm long móng (FMD) bùng phát.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cho biết, kể từ đầu năm 2019 đến nay Trung Quốc- nước tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới đã phải nhập khẩu thịt bò và nhiều loại thịt khác để thay thế thịt lợn do nguồn cung trong nước bị thiếu hụt tới phân nửa do dịch tả hoành hành.

Khó cả trong lẫn ngoài    

Tuy nhiên, với chính sách mới từ Bắc Kinh thì dòng chảy thịt trâu và nội tạng không chính thức từ Ấn Độ đến Trung Quốc lâu nay qua ngả Hong Kong, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam sẽ bị chặn đứng. Ước tính của Hải quan Ấn Độ, từ đầu năm đến hết tháng 10/2019, lượng thịt trâu bò này chảy vào Trung Quốc đã giảm 23% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 14.645 container. Trong khi đó, lượng thịt gia súc của nước này nhập vào Việt Nam cũng đã bị sụt giảm tới 34%, xuống còn 202.873 tấn kể từ tháng Tư đến tháng Chín.

Những thị trường nhập khẩu thịt trâu lớn nhất của Ấn Độ niên vụ 2015-2016

Chính vì vậy, các nhà xuất khẩu thịt gia súc của Ấn Độ đang phải nhắm tới thị trường Indonesia để bù đắp, với hy vọng tăng lên 300.000 tấn mỗi năm từ con số 80.000 tấn hiện nay. Ngoài ra, ông Fauzan Alavi, Phó chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu thịt Ấn Độ cho biết, New Dehli cũng đã yêu cầu Bắc Kinh sớm dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu, đồng thời đề xuất với chính phủ cắt giảm thuế xuất khẩu thịt thô để duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Theo ông Alavi, hiện các nhà chế biến thịt gia súc trong nước vẫn đang phải vật lộn để xuất khẩu sản phẩm thô, mặc dù trước đó chính phủ đã giảm thuế xuất khẩu từ 60%  xuống 40% kể từ hồi tháng 7. Trong khi đó, hiện cả Australia, Mỹ và Canada đều không áp dòng thuế này, còn Brazil cũng chỉ áp có 9%.

“Việc loại bỏ sắc thuế này là rất quan trọng cho sự tồn tại của ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu thịt gia súc của Ấn Độ, nhất là ở thời điểm mà hầu hết các nhà máy giết mổ đã phải đóng cửa vì lỗ lã”, chuyên gia thị trường và đồng thời cũng là chủ một tập đoàn xuất khẩu thịt gia súc lớn nhất nước mang Allanasons Pvt đề xuất.

Theo KIM LONG/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 74


Hôm nayHôm nay : 45557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 229484

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73276455