11:29 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cao su rớt giá, người dân chặt bỏ cây

Thứ tư - 26/09/2012 23:34
Tại thời điểm này, giá mủ cao su chỉ bằng mức 1/2 năm 2011. Trong khi đó, hiện lượng mủ tồn đọng ở các công ty cao su rất lớn.

 

Tại Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông (Gia Lai), lượng mủ chế biến còn tồn khoảng 1.500 tấn. Nếu tính đến cuối năm, trừ đi các hợp đồng dài hạn phải thực hiện, số tồn cũng phải là 2.500 tấn. Binh đoàn 15 - đơn vị trồng cao su lớn nhất địa bàn Tây Nguyên hiện đang tồn đọng khoảng 15.000 tấn. Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh cũng đang tồn đọng ngót nghét gần 2.000 tấn.

Không như Chư Prông có các hợp đồng dài hạn, Chư Păh chỉ thực hiện hợp đồng thời vụ và chủ yếu chỉ xuất sang thị trường Trung Quốc sau khi trừ đi 30% sản lượng bán cho Tập đoàn Cao su Việt Nam. Ông Siu Hoa - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh cho biết: Công ty đang có 10.000ha cao su, trong đó có 6.000ha kinh doanh.

Khác với người dân trồng cao su tiểu điền có thể ngừng khai thác khi giá xuống, công ty vẫn phải trả lương cho công nhân. Do cao su ế ẩm, công ty phải vay tiền ngân hàng để trả lương cho công nhân… Ông Phạm Văn Hiền - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho biết, khó khăn của các công ty cao su ở Tây Nguyên là do tiêu thụ chủ yếu tại thị trường Trung Quốc. Thị trường này rất bấp bênh, lúc mở cửa lúc đóng...

Thời điểm này, nhiều hộ trồng cao su tiểu điền ở thôn 9, xã Nghĩa Hưng (Chư Păh, Gia Lai) cũng đang đối mặt với khó khăn không kém các công ty, doanh nghiệp. Giá mủ khô chỉ bán được 42.000 đồng/kg, còn mủ đông chỉ ở mức 8.000-9.000 đồng/kg. (trong khi năm ngoái, thời điểm này là 27.000 đồng/kg.

Ông Cao Minh Trí ở thôn 9, xã Nghĩa Hưng cho biết: Nhà có 2 ha cao su vừa mới mở miệng cạo. Cùng thời điểm này năm ngoái, ông thu nhập hơn 1,5 triệu đồng, giờ chỉ còn có mấy trăm nghìn. “Mấy năm trước thấy cây cao su được giá nên dốc hết vốn liếng để trồng, ai dè nên nỗi…”.

Ở thôn 9 đã có nhiều người phá cao su để trồng cà phê. Nhà ông bà Hiền –Tài đã cạo phá 1ha cao su mới mở miệng để sang năm trồng cà phê... Nhà ông Ly và nhiều người nữa cũng đang rậm rịch chặt cao su. Riêng tôi đang cố cầm chừng, vì tiền đầu tư trồng cao su lớn. Nhưng nếu giá hạ nữa, chắc tôi cũng phá theo quá” - ông Trí than thở.

Không chỉ ở xã Nghĩa Hưng, chúng tôi được biết ở xã Nghĩa Hòa cũng đang có nhiều người phá vườn cao su. Một người chuyên thu mua cây cao su cho biết: Không chỉ những vườn cây lâu năm mà cả những vườn mới trồng được 3-4 năm, sắp thu hoạch cũng bị móc gốc để trồng cây khác...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 270


Hôm nayHôm nay : 53240

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1004269

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72686978