14:16 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyện mua, chuyện bán thời công nghệ số

Thứ bảy - 15/09/2018 04:21
Thoát ra khỏi điểm nghẽn nông dân tư duy mùa vụ, doanh nghiệp tư duy thương vụ, nền nông nghiệp mới không phải giải cứu, "buôn thúng bán bưng"

Ông bà mình ngày xưa cho rằng "hữu xạ tự nhiên hương", chắc muốn nói cái gì tốt đẹp thì rồi mọi người cũng sẽ biết đến. Lại cũng người xưa đúc kết "tốt gỗ hơn tốt nước sơn", chắc là muốn nói đừng để ý hình thức bên ngoài, chủ yếu là chất lượng bên trong.

Tránh "bán mù, mua mù"

Có phải từ những cách nghĩ như vậy nên chuyện mua bán nông sản hay nói rộng ra là nền nông nghiệp xứ mình còn nhiều điểm nghẽn, nút thắt. Nào là tình trạng "bán mù, mua mù", người bán không biết yêu cầu của người mua về số lượng thế nào, chất lượng ra sao, người mua cũng không biết quy trình sản xuất ra nông sản cho mình dùng là như thế nào nữa.

Chuyện mua, chuyện bán thời công nghệ số - Ảnh 1.

HTX Xoài Mỹ Xương - một trong những đơn vị làm kinh tế nông nghiệp điển hình của tỉnh Đồng Tháp Ảnh: THANH NHÂN

Vừa rồi, có sáng kiến "Ruộng nhà mình", kết hợp sức mạnh truyền thông để đưa hạt gạo ra thị trường Hà Nội. Các bạn tham gia chương trình này cũng chia sẻ rằng đó là ý tưởng xuất phát từ mô hình "Cây xoài nhà tôi", "Cây cam vườn tôi" của bà con quê mình. Nghe trình bày ý tưởng một cách say sưa mà thấy nôn nao trong lòng. Nào là, phải làm sao để người Hà Nội biết đến hạt lúa được gieo trồng an toàn như thế nào, từ người nông dân nào, thửa ruộng ở đâu, rồi được chế biến ra hạt gạo ra sao... Đã có các bước khảo sát, nghiên cứu phân khúc thị trường Hà Nội đầy đủ, từ hệ thống siêu thị, bếp ăn tập thể cho các doanh nghiệp (DN), trường học cho đến bán lẻ tận các tổ dân phố rồi bán buôn, bán lẻ, bán qua thương mại điện tử... Vậy là đã có cách nghĩ khác, cách làm khác rồi.

Liên kết tiêu thụ

Ý tưởng trên phải chăng chính là cách thức để thoát ra khỏi điểm nghẽn "nông dân thì tư duy mùa vụ, DN tư duy thương vụ. Nền nông nghiệp không lẽ cứ mãi "buôn thúng, bán bưng" trong thời đại truyền thông đa phương tiện, thời đại của công nghệ số? Thời buổi bây giờ, người ta ngồi một chỗ cũng có thể mua bán bằng thương mại điện tử đến khắp thế giới, không phụ thuộc vào không gian và thời gian. 

Có một chuyên gia cho rằng truyền thông không chỉ là kênh truyền dẫn thông tin mà còn tạo ra giá trị thặng dư, là phương tiện để nối kết người sản xuất với người tiêu dùng. Truyền thông không phải là nói quá lên những gì thực tế chưa có mà giúp quảng bá sản phẩm trong một thị trường "trăm người bán, vạn người mua". Truyền thông giúp tạo lập niềm tin và lòng tin cho cả người bán và người mua.

Từ tư duy "mua đứt, bán đoạn" đến liên kết lại thành chuỗi giá trị, đầu vào là người sản xuất, đầu cuối là thị trường và gắn kết mắt xích này lại bằng sức mạnh truyền thông chắc sẽ không dễ dàng. Rồi sẽ hết cái khó này lại đến cái khó khác. Càng khó thì càng phải cần làm, phải quyết tâm làm nếu biết được giá trị của việc mình làm là để giúp cho nền nông nghiệp phát triển bền vững. Cách mạng là sự thay đổi từ cái lạc hậu thành cái tiến bộ. Vậy thì, chuyển từ nền nông nghiệp "giải cứu", nông nghiệp "từ thiện" sang một nền nông nghiệp thông minh, bền vững cũng là một cuộc cách mạng rồi! Và chính những người tham dự, trong đó có các phương tiện và người làm truyền thông, cũng tự hào rằng mình đang làm một cuộc cách mạng trong nông nghiệp vậy.

Mọi thay đổi đều khó khăn. Cái khó đầu tiên, bắt đầu từ nông dân, những người đã quen nếp sử dụng phân, thuốc, bằng lòng với cách bán nông sản tại vườn, tại ruộng, thậm chí là "bán lúa non", "bán xoài lá". Khi tham gia vào chuỗi sản xuất - tiêu thụ thì làm gì cũng phải tuân thủ quy trình, cũng phải ghi chép cẩn thận. Giờ nếu bán gạo thì biết gạo của mình sẽ được nấu trong bếp cơm nhà ai, bán trái cây thì biết ai là người tiêu dùng. Người ta sẽ có quyền khen chê hoặc từ chối mua hàng của mình.

 

Cái khó thứ hai, đến từ DN, vốn quen với tư duy thương vụ thậm chí là "đánh quả", mùa nào tính mùa đó, ai đặt loại nào thì mua gom loại đó. Giờ thì cũng phải khép mình vào khuôn mẫu, phải có tư duy dài hạn, phải là mắc xích giữa nông dân và người tiêu dùng đa dạng nhu cầu. Cái khó thứ ba, là ở các cơ quan chuyên ngành vốn đã quá quen kiểm đếm sự tăng trưởng bằng năng suất, sản lượng. Giờ phải là cầu nối giữa sản xuất và thị trường; phải biết giá trị của truyền thông sẽ tạo ra thị trường như thế nào.

Thị trường nội địa hơn 90 triệu dân của mình là một "cái chợ" sôi động chứ đâu phải là "chợ chiều" mà mình quay lưng lại! Vậy thì, mỗi người hãy góp phần truyền thông cho người nông dân để họ sớm làm giàu trên thửa ruộng, khu vườn của mình. 

Lê Minh Hoan (Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp)/nld.om.vn
 
  •  
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 156

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 153


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1064188

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72746897