04:44 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điệp khúc càphê được mùa - rớt giá

Thứ bảy - 21/03/2015 08:42
Hiện nay giá cà phê đang ở mức thấp cực điểm khiến cuộc sống của người trồng cà phê tại Sơn La lâm vào cảnh khốn đốn.

Cà phê là cây công nghiệp thế mạnh của tỉnh Sơn La. Những năm qua, nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ cà phê. Thế nhưng hiện nay, cà phê đang rớt giá thảm hại, khiến cuộc sống của người trồng cà phê khốn đốn. 

Gia đình ông Quàng Văn Đức, dân tộc Thái ở bản Nam, xã Hua La, thành phố Sơn La trồng cà phê đã gần 20 năm nay. Nhà không có ruộng nên suốt những năm qua, cuộc sống gia đình chỉ trông chờ vào 2 ha cây cà phê. Ông Đức cho biết, bình quân mỗi vụ, gia đình thu trên 20 tấn cà phê quả. Những năm trước, khi giá cà phê thành phẩm bán với giá 50.000 – 60.000 đồng/kg, mỗi vụ, trừ chi phí các loại, gia đình ông cũng có lãi vài chục triệu đồng, năm nhiều lên đến hàng trăm triệu đồng.

Thế nhưng, năm nay giá cà phê xuống thấp, đầu vụ giá cà phê 50.000 đồng/kg, đến thời điểm hiện tại giá cà phê chỉ hơn 30.000 đồng/kg cà phê loại 1. Do không tính toán được giá cả thị trường trong và ngoài nước, hiện trong kho nhà ông vẫn còn hơn 2 tấn quả khô.

“Giá đang xuống thấp nhưng các hộ trồng cà phê vẫn phải bán để có tiền mua phân bón, thuê người hái, mua gạo… bởi nhiều nhà không biết vay tiền ở đâu, trong khi tất cả chi phí trong gia đình phụ thuộc vào cây cà phê”, ông Đức băn khoăn.

Nhiều hộ trồng cà phê tại Sơn La đang gặp khó khăn do giá cà phê giảm. (Ảnh: KT)

Cuộc sống của hơn 70 hộ trồng cà phê ở Hợp tác xã Hoàng Văn Thụ, huyện Mai Sơn cũng trong tình cảnh tương tự. Cà phê rớt giá, cuộc sống khó khăn, không ít hộ đã nghĩ đến việc đốn hạ loại cây họ đã gắn bó gần 20 năm.

Nhưng chặt bỏ cà phê rồi sẽ thay thế bằng cây gì? Làm mía hay ngô khi không thạo kỹ thuật canh tác, liệu có hiệu quả? Luẩn quẩn với những suy nghĩ ấy, nhiều hộ chưa thể đưa ra quyết định về một phương kế tốt hơn. Gia đình ông Nguyễn Văn Thuận với 2,3 ha cà phê là một ví dụ

“Hiện gia đình đang chưa biết xử lý thế nào với cây cà phê, phá bỏ cũng dở nhưng để lại cũng dở nên chỉ biết cầm cự. Nếu trong 1 - 2 năm tới, giá cà phê vẫn cứ thế này, thua lỗ kéo dài, gia đình sẽ phải phá bỏ để chuyển đổi cây trồng, tạo thu nhập phục vụ sinh hoạt hàng ngày", ông Thuận trăn trở.

Kinh nghiệm từ những năm trước cho thấy, giá cà phê rớt rồi lại tăng, tăng rồi sẽ lại rớt. Thời điểm này, giá cà phê đang thấp đỉnh điểm, chỉ 30.000 – 32.000 đồng/kg loại 1, loại 2 chỉ còn hơn 20.000 đồng/kg. Thực tế nhiều năm qua, giá cà phê là do các tư thương tự đưa ra, người trồng cà phê chỉ bán một cách thụ động.

Theo thống kê, Sơn La có 10.000 ha cà phê. Hiện cà phê Sơn La được xếp vào loại ngon nhất cả nước. Vùng nguyên liệu có sẵn, chất lượng tốt, song cho đến nay, Sơn La vẫn chưa có được 1 cơ sở chế biến mang tính chuyên nghiệp. Đây thực sự là thiệt thòi lớn cho người trồng cà phê cũng như tỉnh Sơn La.

Ông Đặng Văn Thịnh, chủ doanh nghiệp ở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh cho biết, hiện nay một số doanh nghiệp ở Sơn La cũng đã chế biến cà phê, nhưng chưa được đầu tư thỏa đáng để đạt mức độ chuyên nghiệp.

Trao đổi về thực trạng này, ông Hà Quyết Nghị, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La cho hay, những năm qua, ngành nông nghiệp đã tham mưu cho tỉnh ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người trồng cà phê, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thu mua, chế biến cà phê. Tuy nhiên, hiệu quả chưa đạt như mong muốn.

“Hiện nay Sơn La có 2 doanh nghiệp đang là chủ đạo trong việc thu mua cà phê của dân. Tuy nhiên các doanh nghiệp không thể trực tiếp đi mua với từng hộ dân được. Về phía Sở cũng đang tìm cách xây dựng những nhóm liên kết, hay các hợp tác xã cà phê để làm đầu mối trực tiếp liên hệ với các doanh nghiệp này. Hiện nay vẫn có các tư thương đi thu mua giúp các doanh nghiệp, không phải các tư thương mua cà phê và chế biến, xuất khẩu trực tiếp ra khỏi Sơn La”, ông Nghị cho hay.

Cà phê vẫn được tỉnh Sơn La xác định là cây công nghiệp chủ lực. Song, cần làm gì để loại cây này phát huy hiệu quả ổn định và bền vững, để người dân có thể sống và làm giàu từ cà phê, xem ra tỉnh Sơn La vẫn đang còn nhiều lúng túng./.

 
(Nguồn tin:VOV)  
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 270


Hôm nayHôm nay : 37791

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 803354

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71030669