14:52 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Doanh nghiệp phân bón kêu trời vì... được miễn thuế VAT

Thứ ba - 13/10/2015 00:06
Nông dân và doanh nghiệp phân bón kỳ vọng khi được giảm thuế VAT thì giá phân bón sẽ giảm xuống, nhưng thực tế, giá phân bón sản xuất trong nước không những không giảm mà còn tăng chỉ vì câu chữ có trong Luật.
 
Nông dân ĐBSCL đang chuẩn bị phân để bón cho lúa. Ảnh: Trung Chánh.

Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế quy định mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) có hiệu lực từ 1-1-2015.
 
Tuy nhiên, do được miễn thuế VAT chứ không phải giảm thuế xuống 0% nên doanh nghiệp phân bón trong nước vẫn phải đóng thuế đầu vào nhưng không được khấu trừ đầu ra.
 
Điều này một mặt đã tác động lớn đến chi phí sản xuất, đầu tư phân bón, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nội địa, mặt khác lại góp phần làm cho phân bón nhập khẩu rẻ hơn, cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm trong nước.
 
Tại Hội thảo “Thực trạng thị trường phân bón Việt Nam và thế giới, định hướng tái cơ cấu hệ thống sản xuất kinh doanh phân bón” diễn ra ngày hôm nay 12-10, ông Phạm Quang Tuyến, Tổng giám đốc Công ty Super Phốt phát và hóa chất Lâm Thao, tính toán, hàng năm công ty sản xuất 280.000 tấn hóa chất (chủ yếu cho nội bộ để sản xuất phân bón) và 1,6 triệu tấn phân bón. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vật tư nguyên liệu nhập vào là nguyên liệu thô, phải chịu thuế đầu vào từ 5% đến 10%, với tổng giá trị tiền thuế đầu vào trên 180 tỉ đồng mỗi năm. Nhưng do được miễn thuế VAT nên số tiền thuế này không được khấu trừ đầu ra.
 
“Do đó, phần thuế đầu vào chúng tôi phải tính vào chi phí sản xuất, làm tăng giá thành sản phẩm phân bón của công ty lên 3,6%,” ông Tuyến nói.
 
Trong khi đó, sản phẩm phân bón nhập khẩu nhờ được giảm 5% tiền thuế VAT nên có giá rẻ hơn, cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng cùng chủng loại sản xuất trong nước, làm cho phân bón sản xuất trong nước ứ đọng không bán được, mất thị trường, doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, vốn ứ đọng, kém hiệu quả.
 
“Chỉ riêng 9 tháng đầu năm, sản lượng phân bón thiêu thụ của Công ty Super Phốt phát và hóa chất Lâm Thao giảm 16%, sản lượng phân bón sản xuất giảm 4%, hiệu quả kinh doanh dự kiến giảm 18% so với 9 tháng đầu năm 2014,” ông Tuyến nói.
 
Cùng chung quan điểm với ông Tuyến, ông Lê Quốc Phong, Tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, cho hay ban đầu khi nghe phân bón được miễn thuế VAT bà con nông dân rất phấn khởi vì nghĩ giá phân bón sẽ giảm, nhưng thực tế giá không những không giảm mà còn tăng.
 
Hiện nay, hầu như tất cả nguyên liệu đầu vào của phân bón gần đều phải chịu thuế 10%, nếu sản phẩm bán ra không phải chịu thuế VAT thì không được khấu trừ đầu vào, còn nếu sản phẩm bán ra chịu thuế 0% thì đầu vào được khấu trừ. Do đó, vô hình chung việc miễn thuế làm cho giá thành đội lên chứ không giảm như kỳ vọng của người dân.
 
Ngoài ra, Bình Điền hàng năm xuất khẩu khoảng 60-70 triệu đô la Mỹ phân bón, nhưng nếu xuất khẩu thì lại được khấu trừ thuế đầu vào; vô hình chung, phân bón Việt Nam xuất đi ra nước khác lại rẻ hơn trong nước.
 
“Lẽ ra chính sách phải hỗ trợ cho nông dân trong nước, nhưng thực tế lại hỗ trợ cho doanh nghiệp từ các nước xuất khẩu và họ dùng lợi thế đó để cạnh tranh với hàng của mình, thậm chí còn tuồn lại phân bón vào trong nước để hưởng chênh lệch,” ông Phong nói.
 
Ở bình diện chung toàn ngành phân bón, ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, cho hay thực tế với luật sửa đổi về thuế nêu trên, nông dân và doanh nghiệp không được hưởng lợi, thậm chí còn làm cho sản phẩm tới tay người nông dân cao giá hơn trước.
 
Tính toán sơ bộ của Hiệp hội cho thấy, sau khi có luật số 71/2014/QH13 nói trên, giá thành các loại phân bón bình quân đều tăng, phân đạm tăng 7-7,6%; phân DAP tăng 7,3-7,8%; phân supe lân tăng 6,5-6,8%; phân NPK và hữu cơ tăng 5,2-6,1%...
 
Không những vậy, ông Thúy cho hay luật này còn làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với phân bón nhập khẩu. Nếu như trước đây, phân bón nhập khẩu chịu thuế 11% (gồm 6% thuế nhập khẩu và 5% thuế VAT) thì nay giảm chỉ còn 6%. Bằng chứng cho thấy sáu tháng đầu năm 2014, nhập khẩu NPK chỉ khoảng180.000 tấn nhưng 6 tháng đầu năm 2015 thì lượng nhập khẩu đã tăng lên 260.000 tấn, tức tăng gần 45%.
 
Do đó, các doanh nghiệp tại hội thảo đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội bổ sung, sửa đổi luật 71/2014/QH13, tức thay vì miễn thuế VAT đối với phân bón thì chuyển sang đối tượng chịu thuế VAT với mức thuế suất bằng0%.
 
Thùy Dung (thesaigontimes.vn)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 93


Hôm nayHôm nay : 40053

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1287823

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72970532