19:34 EDT Thứ hai, 06/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thủy sản kỳ vọng TPP

Thứ tư - 21/10/2015 05:08
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang 11 nước thành viên TPP đạt gần 1,92 tỉ USD trong 8 tháng đầu năm, chiếm 45,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Với việc hiệp định TPP được ký kết, ngành này sẽ có thêm nhiều cơ hội mới.
 
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang 11 nước thành viên TPP đạt gần 1,92 tỉ USD trong 8 tháng đầu năm - Ảnh: Chí Nhân

Một phân tích mới đây với chủ đề “TPP - cơ hội và thách thức cho thủy sản” của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết các nước tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) cam kết cắt giảm thuế quan, các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa cũng như các chính sách hạn chế thương mại với hàng nông thủy sản ngay khi TPP có hiệu lực, ngoại trừ một số mặt hàng sẽ được cắt giảm theo lộ trình. Các bên trong TPP tạo điều kiện gia tăng thương mại hàng nông nghiệp trong khu vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao an ninh lương thực, hỗ trợ việc làm cho người nông dân và chủ trại nuôi gia súc của các nước thành viên.
 
VASEP nhận định: Các nước thành viên tham gia TPP sẽ được giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu hàng hóa và cắt giảm bằng 0% từ năm 2015. Đây là tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu hải sản, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản - thị trường lớn thứ hai của Việt Nam, sau Mỹ. Lâu nay thuế suất cá ngừ Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực ASEAN, gần đây Nhật Bản đã bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với sản phẩm cá ngừ, cá hồi và mở cửa cho các doanh nghiệp thuộc các nước thành viên TPP tham gia tích cực hơn vào thị trường này. Dự báo trong năm 2016, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vào thị trường Nhật tăng 5 -15% so với 2015.
 
Đồ họa: Hồng Sơn
 
Đối với mặt hàng tôm, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú, phân tích: “Về thuế quan dường như chúng ta không có lợi ích trực tiếp gì đáng kể, vì chúng ta đã có hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương với đa số các nước thành viên TPP, trừ Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ lại là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong TPP nên khi hiệp định có hiệu lực chắc chắn sẽ thúc đẩy tăng trưởng chung cho ngành”.
 
Mặt khác, theo các doanh nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu, nguồn nguyên liệu hải sản trong nước đang dần bị cạn kiệt. TPP sẽ giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực này nhập khẩu nguồn nguyên liệu như cá ngừ, mực, bạch tuộc... với giá tốt hơn từ Malaysia, Mexico, Peru... Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý khi vào TPP, doanh nghiệp thủy sản phải tự làm mới mình, nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm mới có thể tồn tại.
 
Cải thiện môi trường kinh doanh
 
Cũng theo ông Lê Văn Quang, khi tham gia TPP, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những thách thức về thương hiệu, bản quyền và nhiều vấn đề khác… Tuy nhiên, tác dụng tốt nhất đối với các doanh nghiệp thủy sản chính là các nước có chung một chuẩn mực về chất lượng hàng hóa cho cả cộng đồng, nên với công nghệ chế biến tôm của Việt Nam hiện khá cao so với mặt bằng chung, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tiêu thụ thuận lợi hơn. Thứ hai là nhà nước buộc phải sửa đổi chính sách, luật lệ cho phù hợp hơn nhằm tạo ra môi trường tốt cho doanh nghiệp hoạt động.
 
“Hiện nay, nhiều luật lệ bất hợp lý mà doanh nghiệp cứ phải chịu trận. Tôi lấy một ví dụ, các nước họ qua đây đánh giá về chế độ an sinh xã hội của doanh nghiệp đối với công nhân thì họ dựa vào luật của Việt Nam, mà nhiều cái soi ra rất là buồn cười, ngớ ngẩn. Các doanh nghiệp Việt Nam toàn bị rớt vì chính luật của mình. Tôi hy vọng và tin tưởng những thứ như vậy nó sẽ chuẩn hóa hơn, môi trường kinh doanh và nhiều thứ khác sẽ thuận lợi hơn cho doanh nghiệp”, ông Quang nói.
 
Chí Nhân (Báo Thanh Niên)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 166

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 161


Hôm nayHôm nay : 47696

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 355065

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60677022