04:13 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giá lúa lại “quay đầu” giảm

Chủ nhật - 28/07/2013 12:57
Sau hơn 2 tuần tăng giá mạnh từ 700 – 800 đồng/kg, mấy ngày qua giá lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã “quay đầu” giảm 200 đồng/kg. Bà con nông dân lo lắng sắp hết hạn thu mua tạm trữ (31.7), giá lúa sẽ còn giảm nữa.

Lúa thường giảm giá

Chị Nguyễn Thu Hằng ở xã Hòa Tân, huyện Châu Phú, tỉnh Đồng Tháp cho biết, lúa tươi IR 50404 ngày 25.7 còn có 4.300 – 4.400 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg so với tuần trước. Còn anh Nguyễn Văn Tiễn, ở Hồng Ngự, Đồng Tháp cũng cho hay các loại lúa tươi hạt dài, thơm nhẹ OM 4900, 4218, 4976… đều giảm nhẹ từ 4.800 – 4.900 đồng/kg xuống 4.700 – 4.800 đồng/kg.

Giá giảm kèm theo sự giảm mua, bỏ cọc của thương lái càng khiến cho nông dân lo lắng. Theo chị Hằng, tuần trước thương lái vào đặt cọc mua lúa IR 50404 nhà chị với giá 4.600 đồng/kg. Nhưng do mưa gió chị chưa cắt lúa kịp thì đến đầu tuần này thương lái đã điện thoại đến báo ngừng không mua nữa. Gia đình chị phản ứng lại thì thương lái chấp nhận mất tiền đặt cọc chứ nhất định không mua. Chị lo lắng chỉ còn vài ngày nữa là hết hạn thu mua tạm trữ, không biết giá lúa còn rớt baonhiêu nữa.

Bà Trần Thị Bông - một thương lái chuyên mua lúa IR 50404 ở Thoại Sơn, An Giang thừa nhận một số trường hợp bà phải chấp nhận bỏ cọc, không mua lúa nữa vì mấy ngày nay có tình trạng kho doanh nghiệp hạ giá, ngừng ăn hàng. “Cuối tuần trước, doanh nghiệp còn mua với giá 7.000 đồng/kg gạo nguyên liệu IR 50404 thì đùng cái qua đầu tuần hạ giá còn 6.800 đồng/kg, lại hạn chế mua, nhiều kho còn ngừng ăn hàng khiến chúng tôi cũng hoang mang, không dám mua lúa trong dân” – bà Bông giải thích.

Trong khi đó, giá các loại lúa thơm như jasmine vẫn giữ được mức giá cao như cũ, không giảm. Đặc biệt với nếp còn tăng thêm 150 đồng/kg. Anh Huỳnh Văn Sơn ở Thạnh Hóa, Long An vui vẻ cho biết: “Mấy ngày qua thương lái cứ vào tận nhà tôi năn nỉ đặt cọc mua nếp. Họ đồng ý tăng giá từ mức 6.200 đồng/kg tuần trước lên 6.350 đồng/kg. Vị chi hơn 2 tuần qua, nếp đã tăng giá được 600 – 700 đồng/kg”.

Giá lúa luôn bấp bênh

Theo các chuyên gia, giá lúa 2 tuần qua “sốt”, tăng cao như vậy là quá bất bình thường, có khả năng “sốt ảo” do một số doanh nghiệp làm giá. Bởi thực tế, trời mưa gió nhiều, lúa tươi tại ruộng nông dân không gặt được bao nhiêu, hoặc nếu có gặt được một ít thì chất lượng cũng kém do độ ẩm cao, xay xát sẽ bị rớt tỷ lệ nhiều, bán lỗ.

Các doanh nghiệp dự đoán rằng giá lúa tươi IR 50404 sắp tới sẽ còn giảm khoảng 200 đồng/kg nữa, xuống mức 4.200 đồng/kg cho bằng với giá xuất khẩu 380 - 390 USD/tấn gạo 5% tấm. Riêng lúa thơm, nếp vẫn giữ ở mức cao không giảm, thậm chí tăng nhẹ do doanh nghiệp xuất khẩu được loại này tốt trong khi nguồn cung trong dân còn ít.

Ông Lâm Anh Tuấn- Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Phát (Bến Tre), thành viên Ban điều hành Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), khẳng định giá lúa tăng cao trong 2 tuần vừa qua là “sốt ảo”.

Giá lúa lại “quay đầu” giảm, Thị trường - Tiêu dùng, Gia lua giam, gia lua quay dau giam, gia lua tang manh, gia lua gao, thi truong, tieu dung, bao

Giá lúa giảm kèm theo sự giảm mua, bỏ cọc của thương lái càng khiến cho nông dân lo lắng

Ông phân tích: “Nếu thực tế doanh nghiệp thu mua lúa IR 50404 với mức tăng ngất ngưởng 800 đồng/kg như 2 tuần qua, lên mức 4.600 đồng/kg, tính ra gạo nguyên liệu là 7.100 đồng/kg. Tính luôn cả các chi phí khác như vận chuyển thì khi đó giá thành gạo 5% tấm xuất khẩu đã là 8.000 – 8.100 đồng/kg, tương đương với 400 USD/tấn. Mà cho tới tận bây giờ có doanh nghiệp nào bán qua được giá 390 USD/tấn đâu, toàn ký có 370 – 380 USD/tấn”. Ông Tuấn cho rằng, trong tình hình khó khăn kéo dài như hiện nay khó có doanh nghiệp chấp nhận thu mua vào giá cao như thế để bán lỗ 20 – 30 USD/tấn.

“Thái Lan vừa đấu thầu bán cho Iraq 30.000 tấn gạo 5% tấm giá 430 USD/tấn. Đó là giá đấu thầu, thường cao hơn giá thương mại, gạo của họ lại ngon hơn mình mà còn bán có 430 USD/tấn thì mình làm gì có cửa bán được 400 USD/tấn. Vừa rồi có doanh nghiệp nào mua không tôi không biết chứ doanh nghiệp tôi thì không dám mua lúa gạo với giá tăng cao 700 – 800 đồng/kg như vậy rồi” – ông Tuấn thẳng thắn.

Nhiều chuyên gia phân tích, cũng có thể có trường hợp doanh nghiệp đến hạn giao hàng mà mưa gió triền miên, nông dân không gặt được khiến nguồn cung khan hiếm, họ bắt buộc phải nâng giá lên để có hàng xuất khẩu giữ khách hàng. Thế nên việc giá lúa tăng cao như vậy thời gian qua chỉ có tính chất nhất thời và giá lúa giảm trong mấy ngày nay chính là do thị trường tự điều chỉnh trở lại cho hợp lý.

Theo Ngọc Minh (Dân Việt)
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 64

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 63


Hôm nayHôm nay : 26189

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1189250

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72871959