11:54 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giá mì nguyên liệu tăng cao, nông dân Bình Định lãi đậm

Thứ hai - 05/02/2018 02:23
Khác với mọi năm, vụ sản xuất mì (sắn) năm nay ở Bình Định tạo được sự quan tâm của người dân do giá mì nguyên liệu đang ở mức cao.

Trong khi người trồng mì đang phấn khởi thì cơ quan quản lý và chính quyền địa phương lại lo diện tích mì tăng sẽ phá vỡ quy hoạch…

1.JPG
Nông dân xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát) thu hoạch mì nguyên liệu.

Mì nguyên liệu tăng giá kỷ lục

Hai tháng trở lại đây, giá mì nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Bình Định tăng cao, bình quân ở mức 1.900 - 2.200 đồng/kg (mì có 30% độ bột); thậm chí có thời điểm tăng vọt lên trên 2.500 đồng/kg, mức giá kỷ lục trong hàng chục năm trở lại đây. Với giá bán như hiện nay, người trồng mì đang lãi to, bình quân gần 30 triệu đồng/ha.

Ông Lê Văn Nhựt, Phó giám đốc Công ty TNHH Tinh bột sắn Nhiệt Đồng Tâm, cho biết: “Hiện, giá mì nguyên liệu đang được nhà máy thu mua ở mức 2,2 triệu đồng/tấn (mì có hàm lượng tinh bột từ 30% trở lên); tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Hiện, mỗi ngày nhà máy thu mua gần 1.000 tấn mì nguyên liệu. Nguyên nhân khiến giá mì tươi tăng mạnh là do thị trường xuất khẩu tinh bột mì sang các nước Trung Quốc, Hàn Quốc đang thuận lợi, giá tăng cao so với mọi năm”.

Đối với Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định, từ đầu vụ sản xuất (tháng 9/2017) đến nay, nhà máy phải thường xuyên nâng giá thu mua mì nguyên liệu từ 1,7 triệu đồng/tấn đầu vụ lên mức trên 2,1 - 2,2 triệu đồng/tấn để cạnh tranh thu mua nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Hằng, Phó giám đốc Công ty CP Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định, nhiều khả năng năm nay, vụ thu hoạch mì của nông dân trong tỉnh sẽ kết thúc sớm hơn mọi năm vì thời gian qua giá mì ở mức cao, bà con tập trung thu hoạch dứt điểm.

Ông Võ Mai Hưng, Phó giám đốc Sở Công Thương Bình Định, cho biết: “Trong nhiều năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến tinh bột mì xuất khẩu ở Bình Định phát triển đáng kể. Đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 5 nhà máy chế biến tinh bột với tổng công suất 270.000 tấn sản phẩm/năm. Tuy nhiên, vùng nguyên liệu mì của tỉnh hiện chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu về nguyên liệu cho các nhà máy. Do vậy, khi thị trường xuất khẩu tinh bột thuận lợi, lập tức giá nguyên liệu sẽ được các nhà máy đẩy lên để cạnh tranh thu mua”.

Nguy cơ vỡ quy hoạch

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định, giá mì tăng cao trong thời gian gần đây có nguy cơ đe dọa phá vỡ quy hoạch sản xuất tại địa phương vì nhiều nông dân ồ ạt chuyển các loại cây trồng cạn khác sang trồng mì.

Trước tình hình này, mới đây, Sở đã đưa ra khuyến cáo về quy hoạch lại diện tích trồng mì và định hướng phát triển mì bền vững trên địa bàn tỉnh. Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2020, tỉnh Bình Định chỉ phát triển diện tích mì ổn định ở mức 11.000ha; trong đó, quy hoạch vùng trồng mì nguyên liệu thâm canh tập trung ở mức 8.800ha, chủ yếu ở các huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Tây Sơn, Hoài Nhơn… Giảm diện tích trồng mì trên đất nương rẫy, đất có độ dốc trên 15 độ để trồng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng cường sử dụng các giống mì cao sản, tập trung đầu tư thâm canh, tăng năng suất, sản lượng mì.

Theo ông Nguyễn Tấn Phát, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bình Định, cây mì phát triển mạnh dễ dẫn đến nguy cơ làm cho các khu rừng trên địa bàn bị tàn phá để mở rộng sản xuất. Ngoài ra, việc phát triển ồ ạt loại cây này sẽ dẫn đến nguy cơ đất bị thoái hóa. Để hạn chế tình trạng này, ngành nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy hoạch đất sản xuất các loại cây trồng đã được phê duyệt. Đồng thời, phát triển mô hình trồng mì xen các loại cây trồng cạn khác như đậu phụng (lạc), mè, đậu nành, bắp (ngô)… nhằm cải tạo đất, tăng thêm hiệu quả kinh tế.

Phú Mỹ

 KTNT 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 63

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 60


Hôm nayHôm nay : 45451

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 227483

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73274454