Giá cà phê vẫn chưa có nhiều tín hiệu khởi sắc
Giá cà phê lại giảm 300 đồng/kg
Sau phiên tăng mạnh ngày hôm qua, khảo sát thị trường giá nông sản hôm nay 14/9, giá cà phê nguyên liệu giảm 300 đồng/kg. Giá cà phê Tây Nguyên hôm nay dao động trong khoảng 32.500 – 33.500 đồng/kg.
Cụ thể, tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê sau khi giảm 300 đồng/kg hiện đang giữ ở mức 32.300 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà thấp đang có giá 32.400 – 32.500 đồng/Kg.
Giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) sau khi giảm 300 đồng vào hôm nay đang dao động trong khoảng 33.200 – 33.300 đồng/kg. Giá cà phê tại huyện Buôn Hồ ở mức 33.000 đồng/kg.
Còn tại Gia Lai giá cà phê sau khi giảm 300 đồng/kg vào hôm nay đang giữ ở mức 33.200 đồng/kg.
Tương tự giá cà phê tại Kon Tum đang có giá 33.500 đồng/kg.
Trong khi tại Đắk Nông giá cà phê hôm nay 14/9 ở mức 32.900 đồng/kg.
Giá tiêu biến động nhẹ
Giá tiêu vẫn nằm ở mức trung bình 50.000 đồng/kg
Cập nhật giá hồ tiêu hôm nay 14/9, thị trường hạt tiêu ngày hôm nay tăng 1000 đồng/kg ở nhiều địa phương.
Hiện giá tiêu đang được các doanh nghiệp và thương lái thu mua quanh mức 49.000 – 50.000 đồng/kg. Riêng tại Bà Rịa – Vũng Tàu là vùng nguyên liệu được ghi nhận luôn có mức giá cao nhất 51.000 đồng/kg.
Hiện thị trường hạt tiêu đang khởi khởi sắc trở lại sau chuỗi ngày giảm và giá đi ngang liên tiếp. Cụ thể ngày giá tiêu tăng 1.000 đồng/kg ở một số vùng nguyên liệu, đưa giá tiêu quay trở lại mốc 51.000 đồng/kg tại Bà Rịa – Vũng Tàu và 50.000 đồng/kg ở Đăk Nông, Đăk Lăk.
Xu hướng tăng giá hạt tiêu trên thị trường Ấn Độ trong tháng 8 diễn ra sau khi mưa lớn tác động tiêu cực tới sản xuất hạt tiêu tại Kerala và Karnataka, nhưng các nhà quan sát cho rằng giá hạt tiêu chỉ tăng trong ngắn hạn. Giá hạt tiêu tại Kochi đã tăng từ 340 – 350 Rupees/kg hồi giữa tháng 7 lên khoảng 410 – 413 Rupees/kg vào cuối tháng 8, nhưng hiện đã giảm giá và chỉ dao động trong khoảng 365 – 390 Rupees/kg, phụ thuộc vào chất lượng.
Theo báo cáo, có khoảng 6.800 tấn hạt tiêu đã tới Ấn Độ thông qua các kênh tiểu ngạch trong 7 tháng đầu năm 2018, trong khi nhập khẩu hạt tiêu Việt Nam chính ngạch của Ấn Độ trong cùng kỳ cũng lên tới 13.000 tấn. Nhập khẩu hạt tiêu Việt Nam của Mỹ đạt 27.000 tấn và của Trung Quốc đạt 22.000 tấn.
Theo Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn