01:52 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ký hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa nông dân và doanh nghiệp: Cần có “bàn tay” của Chính phủ

Thứ tư - 05/11/2014 20:26
Tại Hội thảo “Tích hợp trang trại quy mô nhỏ vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu thông qua ký kết hợp đồng” do Tổ chức Năng suất châu Á (APO) chủ trì tổ chức diễn ra từ ngày 3-7.11 tại Hà Nội, các đại biểu, chuyên gia đến từ 23 quốc gia đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hay trong việc giúp nông dân tiêu thụ nông sản.

Tỷ lệ tiêu thụ qua hợp đồng quá thấp

TS Carlos A.B.da Silva - chuyên gia kinh tế cao cấp của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết, trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất tới tiêu thụ, nông dân luôn chịu nhiều thiệt thòi nhất. Họ chủ yếu là những hộ sản xuất nhỏ lẻ, thiếu thông tin về thị trường nên thấy hàng xóm, làng, xã trồng cây gì là trồng theo, dẫn tới tình trạng cung vượt cầu và bị mất giá. Ngoài ra, họ còn bị tư thương ép giá bởi không phải ai cũng có thể tự mang sản phẩm ra chợ bán mà phần lớn tiêu thụ qua thương lái.

Mô hình trồng dứa theo hợp đồng của Công ty CP Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình). 

 

Đồng quan điểm này, bà Nguyễn Thị Tân Lộc – Viện Nghiên cứu rau quả cho biết, tại Việt Nam đã có nhiều mô hình tiêu thụ nông sản qua hợp đồng với cam kết có lợi cho nông dân. Ví dụ, Công ty TNHH một thành viên Hưng Việt (trụ sở tại Gia Lộc, Hải Dương) đã ký cam kết với nông dân về sản xuất, tiêu thụ súp lơ. Trong trường hợp sản xuất bị thiên tai gây thiệt hại toàn bộ, công ty sẽ giảm 50% giá cây giống đã cung ứng cho nông dân, đồng thời sẽ thu mua cây súp lơ theo giá thị trường (thời điểm ở địa phương trồng nhiều súp lơ). Công ty này cũng cam kết đưa ra mức giá thu mua tối thiểu 1.200 đồng/cây súp lơ trong trường hợp giá thị trường xuống thấp hơn mức giá này.

“Tuy nhiên, không phải ở đâu doanh nghiệp (DN) cũng làm được như Công ty Hưng Việt. Theo Điều 7, Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng”, đến năm 2005 phải có ít nhất 30% và năm 2010 có trên 50% sản lượng nông sản của một số ngành sản xuất hàng hoá lớn được tiêu thụ thông qua hợp đồng, nhưng đến đầu năm 2013, nhiều mặt hàng chủ lực như lúa gạo tiêu thụ qua hợp đồng chỉ đạt 2,12%; cà phê 2,5%; chè 9%; thủy sản 13%...” – bà Lộc cho hay.

Viện Nghiên cứu rau quả cũng chỉ ra rằng, thực tế, có tình trạng nhiều nông dân không thực hiện đúng hợp đồng mà bán nông sản cho tư thương hoặc DN khác với giá cao hơn. Một số nông dân còn cố tình bán ra bên ngoài để lẩn tránh việc thanh toán các khoản đầu tư ứng trước của DN theo hợp đồng. Về phía DN, cũng nhiều đơn vị không thực hiện đúng các điều khoản đã ký kết như cung ứng vật tư kém chất lượng, đơn phương phá bỏ hợp đồng, không quan tâm đầu tư cho vùng nguyên liệu… Một số DN đã lạm dụng thế “độc quyền” để ép cấp, ép giá trong thu mua nông sản; việc soạn thảo hợp đồng còn mang tính áp đặt; thanh toán chậm. Đối với nhiều hợp đồng tiêu thụ đã được ký kết, tỷ lệ thu hồi sản phẩm theo hợp đồng còn hạn chế, hiện tượng phá vỡ hợp đồng khá phổ biến; các tranh chấp hợp đồng cũng chậm được giải quyết và không dứt điểm...

Cần “bàn tay” của Chính phủ

Theo Viện Năng suất Việt Nam, trong quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại các sản phẩm nông nghiệp, cách thức trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất theo lối truyền thống đang dần được thay thế bởi sản xuất định hướng theo thị trường, khép kín, liên kết các chuỗi giá trị. Xu hướng này có thể mang lại cho các nông hộ nhỏ một số bất lợi vì họ không có khả năng thương lượng và cạnh tranh trên thị trường; chịu các rủi ro liên quan tới mất mùa do biến đổi khí hậu, tổn thất do xử lý sau thu hoạch kém, giá cả thị trường suy giảm… Để giảm thiểu các thiệt hại, rủi ro này cũng như có đầu ra đảm bảo, cách tốt nhất chính là ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản.

TS Louie A.Divinagracia - Giám đốc học vụ (Trường Đại học Universitas Pelita Harapan, Indonesia) cho biết: “Khái niệm hợp đồng tiêu thụ nông sản đã được nhắc đến từ khá lâu, nhưng không phải nông dân nào tham gia vào chuỗi giá trị này cũng thực sự được hưởng lợi, vì họ phải đối mặt với nhiều vấn đề do thiếu kiến thức, kỹ năng, môi trường không thuận lợi… Vì vậy, việc hỗ trợ thông tin, kỹ thuật cho người dân về hợp đồng tiêu thụ nông sản đang được nhiều quốc gia quan tâm, đặc biệt là ở khu vực châu Á”.

Chia sẻ về những kinh nghiệm ở nước mình, TS Carlos A.B.da Silva cho biết, ở Brazil, hiện có tới 75% sản phẩm chăn nuôi được thực hiện theo phương thức ký kết hợp đồng, trong đó nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu nổi tiếng. Tuy nhiên, nguồn cung hàng xuất khẩu lại được lấy từ các hộ dân rất nhỏ. Các DN đầu mối thu mua thường cung cấp hết cho nông dân từ kỹ thuật, thức ăn chăn nuôi đến thuốc men, còn nông dân chỉ đầu tư công sức làm theo yêu cầu của DN. “Muốn nông dân và DN thực hiện đúng cam kết hợp đồng thì cần có “bàn tay” của Chính phủ, ở đây là vai trò của Nhà nước trong việc không chỉ hỗ trợ họ mà còn phải đưa ra các quy định chặt chẽ, cũng như có chế tài xử lý đi kèm” - TS Carlos A.B.da Silva nói.

   
Có chế tài ràng buộc nông dân và doanh nghiệp

Bộ NNPTNT đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 phải có 80-95% sản phẩm mía đường, tôm, cá tra và 15-30% sản lượng chè, lúa hàng hóa, cà phê, trái cây xuất khẩu, rau an toàn được tiêu thụ thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Bộ đang xây dựng dự thảo đề án mới về thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua hợp đồng và liên kết giữa nông dân và DN. Theo đó, Nhà nước sẽ tạo cơ chế đặc biệt để DN bắt tay với nông dân, như hỗ trợ 30% vốn khi DN đầu tư nâng cấp, tu sửa cơ sở hạ tầng và vùng nguyên liệu, giảm 20% thuế thu nhập cho DN khi liên kết với nông dân ở vùng nguyên liệu thuộc loại đặc biệt ưu tiên. Đồng thời, Nhà nước cũng sẽ có chế tài ràng buộc nông dân phải bán sản phẩm theo đúng hợp đồng cho DN, cũng như khuyến khích DN xây dựng nhà máy chế biến gắn với xây dựng vùng nguyên liệu, tổ chức thu mua nông sản đảm bảo có lợi bền vững cho nông dân.
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 105


Hôm nayHôm nay : 26244

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 977273

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72659982