02:36 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lao đao vì cao su rớt giá

Thứ bảy - 14/06/2014 22:25
Mủ cao su rớt giá liên tục, hiện chỉ còn 6-7 ngàn đồng/kg khiến nhiều người dân trồng cao su tại tỉnh Thừa Thiên - Huế hết sức lo lắng.
Toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện có khoảng 9.000ha cao su, tập trung phần lớn ở  huyện Nam Đông, Hương Trà và Phong Điền. Huyện Nam Đông có 3.538ha cao su, chiếm hơn 1/3 diện tích. Diện tích tập trung nhiều ở các xã Hương Hòa, Hương Phú, Thượng Quảng, Thượng Long… Các năm qua, nhiều hộ gia đình ở huyện vùng cao này thoát nghèo nhờ trồng cao su. Tuy nhiên, trước tình trạng mủ cao su giảm giá liên tục thời gian gần đây, người dân nơi đây đang đối diện với nhiều khó khăn và áp lực. Từ giữa năm 2012 đến nay, giá mủ cao su liên tục xuống thấp. Từ 25.000 đồng/kg vào năm 2012 thì đến năm 2013 giảm xuống còn 9.000 đồng/kg và đến nay chỉ còn 6.000-7.000 đồng/kg, đây là mức giá thấp nhất trong vòng 5 năm qua.
 
Ông Ngọc Văn Thinh trú thôn 4 xã Thượng Long cho biết: “Nhà tôi có 1,5ha cao su. Mấy năm trước, giá mủ cao su còn cao thì mỗi năm ngoài tiền trả ngân hàng còn có tiền để mua sắm đồ đạc trong nhà, cho con ăn học. Cao su thu hoạch phải đầu tư chăm bón 6-7 năm với số tiền bỏ ra cả trăm triệu đồng. Với tình hình giá mủ xuống thấp như thế này thì làm sao có tiền để chăm sóc và trả nợ. Công cáng không dám thuê mà hai vợ chồng phải thay nhau đi lấy mủ. So với những năm trước, năm nay mỗi ngày chúng tôi lỗ cả mấy trăm ngàn đồng. Những hộ dân khác cũng lâm vào tình cảnh tương tự…”. Cao su trồng ở Thừa Thiên - Huế thường được khai thác từ đầu tháng 5 đến đầu năm sau. Đứng trước tình hình này, một số hộ dân ngưng việc lấy mủ để dưỡng cây với hy vọng giá mủ cao su sẽ tăng lên vào thời gian tới.
 
Tình trạng giảm giá mạnh của mủ cao su ba tháng gần đây khiến người dân không đủ để trang trải chi phí chăm sóc và thu hoạch, đặc biệt là áp lực từ tiền vay ngân hàng dùng để đầu tư vào rừng cao su.
 
Ông Trần Công Thành, Phó phòng Nông nghiệp huyện Nam Đông cho biết cây cao su là cây xóa đói giảm nghèo của huyện vùng cao Nam Đông. Mỗi năm, toàn huyện thu hoạch 8.000 tấn mủ tươi với doanh thu khoảng 60 tỉ đồng. Nhờ cây cao su, mấy năm nay, bà con vùng cao nơi đây đã bớt khó khăn và dần dần ổn định cuộc sống. “Mủ cao su rớt giá hiện nay khiến bà con rất lo lắng, lâm vào khó khăn. Một số hộ phải chuyển nhượng rừng cao su cho chủ khác. Với tình hình rớt giá như hiện nay thì bà con sẽ không có tiền để đầu tư chăm sóc, nguy cơ dịch bệnh rất cao, chất lượng mủ năm tới sẽ giảm. Nghiêm trọng hơn, đứng trước nhiều khó khăn người dân là sẽ tác động đến rừng…”, ông Thành nói.
 
Tuyết Khoa/ Báo Thanh Niên
Theo tintucnongnghiep.com
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 249

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 248


Hôm nayHôm nay : 28284

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 979313

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72662022