16:21 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lợi lớn từ liên kết sản xuất cá tra

Chủ nhật - 18/01/2015 19:54
Không chấp nhận trước những khó khăn đã gặp phải trong nuôi cá tra, ông Hà Tấn Tâm ở khu vực Thới Thạnh (phường Thới An, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) đã liên kết với doanh nghiệp, đổi mới cách nuôi để vực dậy nghề mà ông đã chọn.
Nhờ giỏi nuôi cá tra, ông Tâm đã có cuộc sống khá hơn và giúp đỡ nhiều người.

Nhờ giỏi nuôi cá tra, ông Tâm đã có cuộc sống khá hơn và giúp đỡ nhiều người.

Trước đây, mặc dù gia đình ông Tâm có 5.000 m2 diện tích đất vườn nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thường thiếu trước hụt sau. Đến năm 2000, phong trào nuôi cá tra ở một số nơi rầm rộ đã thôi thúc ông Tâm phải chuyển cách làm ăn. “Tôi đã đào và thả nuôi được 3ha diện tích mặt nước. Lúc ấy không đủ vốn, tôi phải mượn của dòng họ và vay ngân hàng. Hai năm đầu do chưa có nhiều kinh nghiệm nên không lời nhiều…” - ông Tâm nhớ lại.Ông Tâm kể, sau vài năm thả nuôi, cũng như nhiều nông dân nuôi cá tra khác, năm 2004 ông lỗ gần 200 triệu đồng vì khó khăn chung của thị trường xuất khẩu. Lúc này, ông Tâm tưởng đã không gượng dậy nổi vì gia đình có ít vốn. Qua tìm hiểu từ ngành chức năng địa phương và phương tiện thông tin đại chúng, ông Tâm hiểu ra, để có lời trong nuôi cá tra thì trước hết phải giảm được chi phí trong quá trình nuôi và cải tiến kỹ thuật nuôi. Ngoài ra, phải chủ động được con giống, vật tư đầu vào và đầu ra sản phẩm.

Vì vậy, ông Tâm đã chủ động tìm doanh nghiệp để liên kết, hợp tác. Đến năm 2008, ông đã ký hợp đồng được với Công ty cổ phần Thủy sản Hùng Vương. Theo đó, phía công ty sẽ cung cấp thức ăn và khoán chi phí (nuôi cá giống, thuốc trị bệnh, công nuôi...). Còn phía ông thì đổi mới kỹ thuật nuôi, tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, từ đó hưởng giá trị trên sản lượng cùng phần chi phí tiết kiệm được trong quá trình nuôi.

Nhờ sự hỗ trợ từ phía Công ty Thủy sản Hùng Vương và sự quyết tâm của bản thân, cá tra ông Tâm nuôi luôn phát triển tốt. “Tôi đã liên tục thắng lợi và thu lời qua các vụ nuôi, đời sống ngày càng khá giả. Hiện tôi có đến 15 ao cá tra, sản lượng ước đạt 4.000-5.000 tấn/năm. Sau khi trừ chi phí, tôi có thể lãi từ 5-6 tỷ đồng. Mô hình liên kết này giúp tôi việc tiêu thụ cá tra dễ dàng, không có chuyện ép giá” - ông Tâm khoe.

Ông Tâm còn chủ động tìm đến Công ty Thủy sản Hùng Vương để nhận làm thêm dịch vụ vận chuyển thức ăn thủy sản. Hiện ông có 12 ghe (mỗi chiếc có trọng tải từ 100-150 tấn), mỗi tháng ông vận chuyển khoảng 7.000 tấn thức ăn cho khắp các địa phương lân cận, sau khi trừ chi phí, ông lãi hơn 150 triệu đồng.

Ông Tâm cho biết, ngoài diện tích nuôi cá tra, ông còn mua thêm 8ha đất vườn để trồng nhãn, xoài, cam… cho lợi nhuận trên 500 triệu đồng/năm.

Ông Hà Tấn Tâm đã nhiều lần được UBND TP.Cần Thơ và quận Ô Môn khen thưởng. Từ 2008 -2014, ông được công nhận “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp T.Ư”.

Nguồn: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 386

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 385


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 774950

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71002265