20:20 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nga cấm nhập khẩu cá tra Việt Nam

Thứ năm - 23/01/2014 08:50
Cơ quan thú y Nga vừa có quyết định áp đặt lệnh đình chỉ nhập khẩu tạm thời đối với sản phẩm cá tra và một số sản phẩm cá khác của 7 doanh nghiệp Việt Nam, bắt đầu từ 31.1.2014.
Nhiều hệ lụy từ quyết định này đối với người nuôi cá, doanh nghiệp... Một số chuyên gia cho rằng, kết quả này một phần do sự phát triển không bền vững của sản phẩm cá tra thời gian qua, dẫn tới tình trạng chưa kiểm soát chặt chẽ được các chất kháng sinh trong sản phẩm. 

Tết buồn cho cá tra

Ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Nafiqad), cho biết, dù chưa nhận được văn bản thông báo chính thức nhưng thông qua các phương tiện truyền thông của Nga, Nafiqad đã biết tin nước này sẽ tạm đình chỉ nhập khẩu các sản phẩm cá tra Việt Nam từ cuối tháng 1.2014. Các cửa khẩu hải quan Nga cũng đã nhận được yêu cầu không thực hiện nhập khẩu đối với sản phẩm cá tra từ Việt Nam.

Việc Nga cấm nhập khẩu cá tra, ba sa của Việt Nam là một sự cảnh tỉnh cho nghề này.
Việc Nga cấm nhập khẩu cá tra, ba sa của Việt Nam là một sự cảnh tỉnh cho nghề này.

Ông Tiệp cho biết, trước đó, vào tháng 12.2013, Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) đã có chuyến kiểm tra tại 8 nhà máy chế biến, 2 trang trại nuôi cá và 2 phòng thí nghiệm, xét nghiệm của 8 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam vào Nga tại TP.HCM và ĐBSCL. 

Từ kết quả đợt kiểm tra này, VPSS cho rằng, quá trình nuôi cá tra tại Việt Nam đều không kiểm soát được việc áp dụng kháng khuẩn cho sản phẩm. Một số trang trại đã sử dụng các tác nhân kháng khuẩn gồm cả thuốc kháng sinh bị cấm mà không tổ chức giám sát, kiểm tra chất lượng. Ngoài ra, phía Nga còn cho rằng điều kiện vận chuyển, xét nghiệm sản phẩm ở các cơ sở chế biến cá tra của Việt Nam cũng chưa đạt chuẩn. 

Như vậy, nếu tính cả những doanh nghiệp đã bị cấm xuất khẩu trong năm 2013, cộng thêm số doanh nghiệp bị cấm đợt này thì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều bị cấm xuất khẩu thủy sản vào Nga.

Nói về kết quả này, ông Nguyễn Việt Thắng – Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho rằng, cá tra Việt Nam hiện đã đáp ứng được các yêu cầu chất lượng của rất nhiều thị trường trên thế giới, các tiêu chuẩn quốc tế như GlobalGAP, ASC… cũng được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, Nga là một trong những thị trường có thủ tục, quy trình cấp phép nhập khẩu cá tra phức tạp. Do đó, trong vòng 4 năm trở lại đây, số lượng doanh nghiệp được cấp phép nhập khẩu vào thị trường này không tăng lên. 

Trong khi đó, ông Thắng cũng cho biết, do hoạt động không hiệu quả, Tổ điều phối xuất khẩu cá da trơn vào Nga, thuộc Bộ NNPTNT, đã dừng hoạt động từ tháng 7.2013. “Hiện tại, mọi công tác hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp xuất khẩu vào Nga đều do Nafiqad đảm trách, Hiệp hội Cá tra Việt Nam dù cố gắng cũng không làm được gì nhiều”- ông Thắng nhấn mạnh.

Tiếng chuông cảnh báo chung

Dù đã được cảnh báo về tình trạng đang đứng trên bờ vực phá sản từ nhiều tháng nay, tuy nhiên, việc sản phẩm cá tra Việt Nam bị Nga cấm nhập khẩu một lần nữa “báo động” đến các doanh nghiệp, nông dân nuôi và kinh doanh mặt hàng này.

Cá tra vào EU vẫn bình thường
Ông Võ Hùng Dũng - Chủ tịch VCCI Cần Thơ kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho rằng, việc Nga cấm nhập khẩu cá tra Việt Nam sẽ không ảnh hưởng gì đến việc xuất nhập khẩu sản phẩm này vào thị trường EU, một trong những thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam hiện nay. 

Ông Nguyễn Việt Thắng thừa nhận rằng, việc phát triển tràn lan trong thời gian dài vừa qua đã đẩy sản phẩm cá tra Việt Nam từ chỗ độc quyền trên thị trường thế giới đến tình trạng thua lỗ liên miên như hiện nay. Cũng do phát triển “nóng”, việc kiểm soát chất lượng đầu ra cá tra không được chặt chẽ, nhiều doanh nghiệp vì lợi ích trước mắt đã sử dụng kháng sinh, thuốc thú y… quá liều dẫn đến tồn dư trong sản phẩm.

“Hơn nữa, mỗi thị trường đòi hỏi một kiểu tiêu chuẩn chất lượng khác nhau. Doanh nghiệp nếu “tham”, xuất khẩu nhiều mà không chú ý tới yêu cầu chất lượng sớm muộn cũng sẽ bị “tuýt còi”- ông Thắng cho biết.

Đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ông Trương Đình Hòe cho biết, hiện các doanh nghiệp nằm trong danh sách cấm nhập khẩu của Nga đang thực hiện khắc phục các điểm yếu bị phía Nga cảnh cáo. Đồng thời, đơn vị này sẽ báo cáo tình hình lên Bộ NNPTNT để các cơ quan chức năng hai bên làm việc với nhau, sớm gỡ bỏ lệnh cấm này. 

Trong khi đó, ông Nguyễn Như Tiệp cũng cho rằng, hiện Nga là một trong những thị trường lớn của cá tra Việt Nam. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, 9 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đi Nga đạt hơn 57,6 triệu USD. Do đó, đơn vị này sẽ sớm liên lạc với nước này để giải quyết những vướng mắc trên ngay khi nhận được văn bản chính thức. 
                                                                                            Thuận Hải
                                                                                         Theo danviet.vn
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 555


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1348676

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74395647