20:16 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngành mía đường: tồn kho tăng, giá giảm, hàng lậu tung hoành!

Thứ ba - 23/09/2014 00:24
Lượng đường tồn kho đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, vượt mức 350.000 tấn trong khi vụ mía mới đã khởi động, làm tăng nỗi lo lắng của cả người trồng mía lẫn các nhà máy đường.
Đường lậu công khai vào nội địa, mối lo canh cánh của ngành đường trong nước. Ảnh: Hồng Ân

Đường lậu công khai vào nội địa, mối lo canh cánh của ngành đường trong nước. Ảnh: Hồng Ân

Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ, khẳng định: “Chưa bao giờ ngành công nghiệp mía đường gặp phải khó khăn như lúc này.”

Ông Long cho biết: “Lượng đường tồn kho hiện cao gấp đôi cùng kỳ năm trước, và giá đường tại Cần Thơ cũng đang thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 1.000 đồng/ki lô gam… trong khi mùa thu hoạch mía niên vụ 2014 – 2015 đã bắt đầu.”

Theo ông Long, nếu giá mía nguyên liệu mua vào ở mức 900 đồng/ki lô gam (đối với mía 10 chữ đường (10CCS), giao nhận tại cầu cảng nhà máy – PV)) như hiện tại, giá đường bán ra phải cao hơn mức 12.000 đồng/ki lô gam (chưa tính VAT) thì nhà máy mới có lời.

Trong khi đó, giá bán đường bình quân sau thuế trong tháng 8-2014 dao động trong khoảng 12.300 – 13.000 đồng/ki lô gam (đường trắng loại 1), giảm khoảng 100 đồng/ki lô gam so với tháng 7.

Giám đốc một công ty mía đường ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), còn ví von rằng số đông các nhà máy đường trong nước đang gánh chịu nhiều “di căn” từ căn bệnh “ung thư” chung của toàn ngành.

Ông Lê Văn Chí, nông dân trồng mía ở xã Phụng Hiệp (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang), cho rằng mía đầu vụ ở tỉnh Hậu Giang tùy giống và tuổi mía… nhưng hầu như tất cả đều không thể đạt 10CCS nên thương lái mua tại ruộng với giá chỉ khoảng 700 – 800 đồng/ki lô gam. Với mức giá này, nông dân trồng mía chỉ từ huề vốn tới lỗ.

Với chất lượng mía nguyên liệu như vậy, cơ hội tăng giá mua mía nguyên liệu cho nông dân càng ít đi.

Ông Long cho rằng, nhiều năm liền ngành đường xuống dốc khiến đa phần các nhà máy ở ĐBSCL luôn không đạt định mức khấu hao, và thực tế này làm giảm giá trị tái đầu tư cho nhà máy. Thiết bị vì vậy xuống cấp dần, tỷ lệ thu hồi đường ngày càng giảm và tất nhiên mẫu mã sản phẩm theo đó cũng sẽ ngày càng xấu đi.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, nhà máy đường Thới Bình (huyện Thới Bình, Cà Mau) lỗ lã nhiều năm nay nên không có nguồn tài chính để đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Mới đây, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã phải kiến nghị Thủ tướng đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với nhà máy này trong niên vụ chế biến mía đường 2014 – 2015 do không khắc phục được tình trạng gây ô nhiễm.

Niên vụ sản xuất đường 2013 – 2014 cả nước đạt sản lượng trên 1,5 triệu tấn đường, tăng khoảng 65.000 tấn so với niên vụ trước đó.

Năm nay, dù diện tích trồng mía có phần giảm nhưng năng suất và chất lượng mía được đánh giá đã cải thiện rất nhiều nên ngành mía đường ước tính sẽ đạt sản lượng 1,6 triệu tấn đường trong niên vụ 2014 - 2015. Tuy nhiên, theo ông Long, con số này sẽ không còn ý nghĩa, thậm chí còn là gánh nặng lỗ lã cho doanh nghiệp ngành chế biến mía đường khi tình trạng buôn lậu đường còn rầm rộ trên các tuyến biên giới; hoạt động tạm nhập tái xuất đối với sản phẩm đường không quản lý được… Đường ngoại nhập đang gây lũng đoạn thị trường đường trong nước nhờ ưu thế về giá và mẫu mã tốt hơn so đường nội.

Theo Cục chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối (thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) giá bán đường trong tháng 8-2014 dao động trong khoảng 12.300 – 13.000 đồng/ki lô gam (đường trắng loại 1, giá sau thuế), giảm khoảng 100 đồng/ki lô gam so tháng 7. Tổng lượng bán ra trong vòng 1 tháng chỉ khoảng 93.000 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 21.500 tấn.

Giá giảm, đầu ra ách tắc, thua thiệt trong cạnh tranh tại chỗ… khiến lượng tồn kho đến giữa tháng 8, theo ghi nhận của cơ quan này là gần 370.000 tấn.

theo TBKTSG
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 605


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1348224

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74395195