18:17 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghệ rớt giá, người trồng lao đao, thương lái rủng rỉnh

Thứ tư - 24/04/2019 23:57
Mùa thu hoạch nghệ ở Hưng Yên đã khép lại được gần 3 tháng, nhưng hậu quả "sản phẩm rớt giá, người trồng lao đao, thương lái rủng rỉnh” vẫn đang hiện hữu.
08-41-27_ruong_nghe
Cánh đồng nghệ xã Chí Tân

Xã Chí Tân, huyện Khoái Châu được coi là “thủ phủ” của cây nghệ miền Bắc. Mỗi năm địa phương này trồng trên 200ha nghệ các loại, sản lượng củ cho thu hoạch ước đạt 5.500 tấn. Ngoài ra, địa phương này còn là đầu mối chế biến, kinh doanh tinh bột nghệ lớn (khoảng 10 cơ sở chế biến tinh bột nghệ qui mô công nghiệp và gần 100 hộ chế biến thủ công nhỏ lẻ). Các nhà nông cũng có bề dày kinh nghiệm thâm canh cây nghệ cao nhất nước. 1ha trồng nghệ cho thu nhập tới 300 triệu đồng/năm (đã trừ các khoản chi phí vật tư).

Tuy nhiên, trong mùa vụ thu hoạch vừa qua, các loại nghệ củ đều bị rớt giá thê thảm, thu nhập từ 1ha trồng nghệ giảm chỉ còn 60 triệu đồng/năm (bao gồm cả nguồn thu từ các cây trồng xen canh gối vụ). Với mức thu nhập này, nhiều hộ đã lâm vào cảnh điêu đứng, hộ trồng ít theo cách lấy công làm lãi, thì thu nhập có thể đủ để duy trì cuộc sống tối thiểu trong suốt năm, hộ trồng nhiều (từ 0,2ha trở lên) phải thuê mướn thêm công lao động, thì nguồn thu chỉ đủ chi phí đầu tư chăm bón...

Nguyên nhân, do trong mùa vụ thu hoạch nghệ năm 2016, giá các loại nghệ củ đã tăng cao bất thường (gấp 2,5 lần cùng kỳ nhiều năm trước đó), khiến nhiều địa phương đua nhau chuyển đổi sang trồng nghệ (vì cây nghệ ít bị sâu bệnh hại, củ giống sau trồng 5 - 6 tháng sẽ cho thu hồi sử dụng như một loại nghệ thương phẩm - coi như không phải đầu tư giống). Ngay tại tỉnh Hưng Yên cũng có hẳn một dự án đầu tư hàng tỷ đồng cho mở rộng diện tích cây nghệ. Đã dẫn tới hệ luỵ, sản lượng quá lớn, cung vượt quá nhu cầu, củ nghệ bị rớt giá thê thảm là điều dễ hiểu.

Ông Hoàng Văn Bừng ở thôn Tân Hưng cho biết: “Chưa năm nào giá củ nghệ lại rẻ như năm vừa qua. Đầu và giữa mùa thu hoạch, các loại nghệ sản xuất tại địa phương chỉ bán được 5.500 đồng/kg, đến cuối vụ giảm còn 5.000 đồng/kg. Riêng các loại nghệ đưa vào chế biến chỉ có giá 3.500 đồng/kg”.

Theo tính toán của ông Bừng: “Với mức giá nêu trên, mỗi sào (360m2) canh tác nghệ chỉ thu được hơn 5 triệu đồng/năm, nếu gia đình tự chủ được các công đoạn sản xuất từ gieo trồng đến thu hoạch, thì còn có lãi khoảng 2 triệu, nếu phải thuê mượn thêm lao động thì coi như hết lãi”.

Thế nhưng, trong khi hầu hết các gia đình sống bằng nghề thâm canh nghệ đều lâm vào hoàn cảnh kinh tế lao đao, thì thu nhập của các cơ sở thu mua chế biến tinh bột nghệ lại rất “rủng rỉnh” – nghệ càng rớt giá thương lái càng có lợi.

Bởi những năm giá nguyên liệu đầu vào cho chế biến tinh bột nghệ dao động ở mức 12.000 - 20.000 đồng/kg, các chủ cơ sở chế biến này đã bán ra 300.000 - 400.000 đồng/kg tinh bột nghệ, năm nay giá nghệ củ giảm còn 3.500 đồng/kg, giá bán tinh bột nghệ vẫn không thay đổi.

08-41-27_img_0988
Chế biến tinh bột nghệ vẫn còn thủ công

Qua tìm hiểu chúng tôi thấy: Những gia đình chế biến nghệ theo phương pháp thủ công nhỏ lẻ chỉ bán từ 200.000 - 220.000 đồng/kg tinh bột (đương nhiên là đã có lãi). Các cơ sở chế biến lớn, sản xuất tinh bột nghệ trên dây chuyền điện máy, lại bán sản phẩm này với giá 500.000 đồng/kg, tới tay người tiêu dùng là 800.000 đồng/kg (chất lượng cũng chỉ tương đương).

Như vậy, các cơ sở sản xuất tinh bột nghệ lớn đã thu được lãi đơn lãi kép (bán được số lượng hàng lớn và lợi nhuận/1 đơn vị sản phẩm cao hơn rất nhiều lần hộ chế biến nhỏ lẻ).

Từ những thực tế ghi nhận trên cho thấy sản xuất phong trào, chạy theo thành tích vẫn còn tồn tại phổ biến, chủ yếu do hoạch định chính sách địa phương, chưa khảo sát đánh giá thị trường, đã khuyến khích người dân mở rộng diện tích gieo trồng.

Việc thương lái (chủ cơ sở chế biến) đẩy giá tinh bột nghệ lên quá cao so với giá thực, đã làm ảnh hưởng tới sức mua của sản phẩm, làm các loại nghệ củ càng giảm giá sâu. Cuối cùng chỉ những người chuyên canh nghệ phải hứng chịu.

Cũng không thể phủ nhận các thương lái chế biến tinh bột nghệ đóng vai trò cầu nối quan trọng, giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nhưng việc đẩy giá lên quá cao so với giá thực, đã kìm hãm sức mua, làm méo mó kinh tế thị trường.

Tinh bột nghệ chất lượng tốt (có hàm lượng curcumin cao nhất) thường có màu vàng chanh, mùi thơm xông lên dễ chịu. Tinh bột nghệ có màu vàng nhợt nhạt, ít thơm hoặc không thơm do người sản xuất đã pha trộn thêm tinh bột nghệ đen để trục lợi.
CAO QUÁN/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 464

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 462


Hôm nayHôm nay : 50496

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 726302

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70953617