Do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi từ năm 2019 nên hiện nay nguồn cung thịt lợn phục vụ Tết trên địa bàn nói chung và từ các tỉnh, thành phố có chăn nuôi lợn giảm mạnh.
"Qua phối hợp, nắm bắt thông tin tình hình nguồn cung và tiêu thụ mặt hàng thịt lợn, do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi khiến tổng đàn lợn giảm 42% so với cùng kỳ năm trước và sản lượng lợn hơi xuất giảm 20% so với cùng kỳ năm trước khiến nguồn cung ứng cho thị trường giảm", bà Lan thông tin.
Tuy nhiên, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định "nguồn cung mặt hàng thịt lợn cho đến thời điểm hiện tại cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp tết”. Bên cạnh đó, thời điểm hiện tại người dân cũng chủ động sử dụng các thực phẩm thay thế khác như thịt gia cẩm, thủy sản,... "Sở Công Thương sẽ xử lý nghiêm các doanh nghiệp găm hàng, đẩy giá", bà Lan nói.
Về giải pháp chung về đảm bảo cung cầu hàng hóa dịp Tết, bà Lan cho hay, Sở Công Thương sẽ chú trọng tập trung công tác theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường mặt hàng phục vụ Tết, đặc biệt quan tâm đến mặt hàng thịt lợn và các sản phẩm có thể thay thế được thịt lợn về giá cả, nguồn cung, tình hình nhập khẩu mặt hàng để kịp thời điều tiết, đảm bảo hàng hóa phục vụ nhân dân.
Mặc dù nguồn cung thịt lợn giảm mạnh nhưng Hà Nội vẫn cam kết đảm bảo lượng thịt phục vụ cho nhu cầu người dân. (Ảnh: T.An)
Sở Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở NNPTNT, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, Cục Hải quan Hà Nội các đơn vị liên quan... để nắm bắt thông tin về các cơ sở sản xuất, chăn nuôi có khả năng cung ứng mặt hàng thịt lợn cho thị trường để kịp thời tổ chức kết nối, cung cấp thông tin cho các đơn vị giết mổ, phân phối khai tác đưa về Hà Nội phục vụ nhân dân và có giải pháp tham mưu xử lý kịp thời khi thiếu nguồn cung và tăng giá đột biến.
Đồng thời, Sở Công Thương Hà Nội đề nghị Sở NNPTNT Hà Nội chịu trách nhiệm về nguồn cung đối với mặt hàng thịt lợn trên địa bàn và đề xuất với UBND TP về giải pháp đảm bảo nguồn cung ứng thịt lợn phục vụ nhân dân khi xảy ra thiếu hàng,...
Cục Hải quan TP nắm bắt thông tin thường xuyên về tình hình nhập khẩu mặt hàng thịt lợn và một số mặt hàng có khả năng thay thế mặt hàng thịt lợn cung cấp thông tin báo cáo định kỳ đúng quy định giúp Sở Công Thương kịp thời phân tích đánh giá các nguồn cung phục vụ công tác bình ổn thị trường....
Cũng tại buổi giao ban, nhận định, đánh giá tình hình thị trường cuối năm, Cục Quản lý thị trường TP.Hà Nội cho biết, hoạt động kinh doanh thương mại hàng hóa phục vụ Tết có nhiều diễn biến sôi động. Một số mặt hàng tiêu dùng dự báo có biến động về giá do nhu cầu tiêu đùng tăng cao. Gồm có, thực phẩm tươi sống, đông lạnh như thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm, hải sản các loại,...; thực phẩm công nghệ như rượu, bia, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, dầu ăn,...; thuốc lá, quần áo thời trang,...
Tại cuộc họp, bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết, đến nay đã xác định lượng hàng hóa thiếu yếu phục vụ trên địa bàn thành phố trong 2 tháng Tết đạt khoảng 31.200 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với kế hoạch Tết năm 2019, gồm trên 191.000 tấn gạo; 44.600 tấn thịt lợn; 14.800 tấn thịt gà; trên 12.300 tấn thịt bò; hơn 247.000 tấn rau, củ; 11.300 tấn hải sản; 3.000 tấn bánh mứt kẹo và khoảng 200 triệu lít rượu, bia, nước giải khát. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn