10:59 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tăng cường công tác XTTM, quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam

Thứ ba - 23/02/2016 21:18
Hội nghị bàn về phát triển thị trường xuất khẩu gạo do Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh chủ trì đã diễn ra tại TPHCM ngày 22/2. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Sở Công thương, Sở Nông nghiệp Nông thôn các tỉnh Đông và Tây Nam Bộ, lãnh đạo các hiệp hội, các tham tán thương mại và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo trong nước.

Báo cáo tình hình xuất khẩu gạo trong những năm qua, ông Huỳnh Minh Huệ - Tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, tính đến ngày 31/1/2016, xuất khẩu gạo cả nước đạt 416.770 tấn, trị giá FOB đạt 169,289 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2015, số lượng tăng 88,03%, trị giá tăng 70,99%; Lũy kế ký hợp đồng 1,601 triệu tấn, trong đó hợp đồng tập trung 645.000 tấn (chiếm 40,29%). Hợp đồng thương mại 956.000 tấn (chiếm 59,71%); Hợp đồng còn lại chưa giao hàng là 1,184 triệu tấn, trong đó hợp đồng tập trung 380.000, hợp đồng thương mại là 804.000 tấn.

Cũng theo ông Huỳnh Minh Huệ, xuất khẩu gạo năm 2016 của Việt Nam được dự báo tiếp tục chịu tác động của diễn biến khó lường của thị trường gạo thế giới. Cụ thể, tác động của hiện tượng El Nino, tình hình biến đổi khí hậu đang tác động đến các nguồn cung gạo trên thế giới. Đặc biệt là tình hình xâm nhập mặn đang lan rộng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng đến diện trồng lúa của người dân.

Tăng cường công tác XTTM, quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam

Quang cảnh hội nghị.

Tình trạng xâm nhập mặn hiện nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang đặt ra yêu cầu rất cấp bách trong việc chống mặn; theo dõi, bám sát và đánh giá cụ thể, cập nhật về tình hình mùa vụ, sản xuất tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để đảm bảo cân đối đúng thực tế sản lượng lúa gạo hàng hóa phục vụ công tác điều hành (hàng năm, sản lượng lúa của Việt Nam đạt khoảng 43-44 triệu tấn, cung cấp khoảng trên 7 triệu tấn gạo hàng hóa.)

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chịu sức ép cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan và các nước xuất khẩu gạo tiềm năng năng đang có những bước tiến mạnh mẽ như Campuchia, Myanmar. Việc cạnh tranh diễn ra không chỉ về giá XK mà còn ở chất lượng, thương hiệu.

Dự báo trong thời gian tới về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam, ông Huệ cũng cho rằng vẫn đạt từ 7 đến 8 triệu tấn/năm và đạt số lượng ổn định. Các thị trường chính đẩy mạnh xuất khẩu là Châu Á – Châu Phi và Châu Mỹ, trong đó thị trường Châu Á là chiếm tỷ lệ lớn nhất (75%), Châu Phi chiếm 12% đến 15 % và Châu Mỹ là thị trường đầy tiềm năng phát triển sau khi hiệp định TPP có hiệu lực .

Cũng tại hội nghị, đại diện tham tán thương mại Việt Nam và Thương vụ Việt Nam ở các nước cũng cho biết một số thông tin về thị trường tiềm năng, tiêu thụ lớn, các hiệp định thương mại thế hệ mới và những khuyến cáo các thương nhân Việt Nam trong hoạt động thương mại gạo.

Trao đổi những vướng mắc và khó khăn trong quá trình hoạt động, nhiều doanh nghiệp cho rằng: các thương vụ Việt Nam tại các nước cần cung cấp thêm cho doanh nghiệp các thông tin về cơ chế đấu giá, giá cả, các rào cản kỹ thuật của các thị trường cũng như thông tin về các đối thủ cạnh tranh để doanh nghiệp chuẩn bị phương án khi tham gia đấu giá. Các doanh nghiệp cũng cần được hỗ trợ tiếp cận các công ty phân phối tại các thị trường và được tư vấn trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá cao ý nghĩa của hội nghị là sự kết nối giữa các tham tán thương mại, các tùy viên với các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu gạo để có thể trao đổi, và giải quyết những vấn đề như thực thi những chính sách xúc tiến thương mại về xây dựng thương hiệu, công tác phát triển thị trường xử lý các tranh chấp, các vấn đề liên quan phát triển xuất nhập khẩu, trong đó có xuất nhập khẩu gạo Việt Nam.

Liên quan đến những vướng mắc của doanh nghiệp, ông Trần Tuấn Anh yêu cầu Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổng hợp lại thông tin của doanh nghiệp, có hướng xử lý kịp thời và giải quyết những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp. Về nguồn cung cấp thông tin, ông Trần Tuấn Anh đề nghị Cục cần tăng cường công tác thông tin thị trường, thiết lập kênh hỗ trợ thông tin tư vấn, giúp doanh nghiệp nắm bắt và hiểu đối thủ cạnh tranh để nâng cao sứ cạnh tranh và tiếp cận được công ty phân phối ở nước ngoài.

Các Thương vụ, cơ quan xúc tiến thương mại cần tiếp tục tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, đặc biệt là tại các quốc gia là thành viên của các hiệp định thương mại thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên. Từ đó, thâm nhập các thị trường mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, giảm dần phụ thuộc vào một thị trường nhằm đẩy mạnh nâng cao giá trị, thương hiệu gạo Việt Nam, ông Trần Tuấn Anh cũng nhấn mạnh.

Anh Đức
theo Doanh Nghiệp VN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 218

Máy chủ tìm kiếm : 19

Khách viếng thăm : 199


Hôm nayHôm nay : 58796

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1127280

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60135603