10:10 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển thủy sản

Thứ hai - 22/02/2016 22:35
“Một chiếc tàu vỏ sắt trị giá khoảng gần 20 tỷ đồng, nếu ngư dân được giảm thuế VAT thì sẽ đỡ được một khoản gần 2 tỷ đồng ”- ông Phạm Trọng Hổ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định chia sẻ.

“Tôi vay 17,7 tỷ đồng nếu phải trả nợ trong vòng 11 năm theo quy định tại Nghị định 67 thì mỗi năm gia đình tôi phải trả cả gốc lẫn lãi là hơn 1,5 tỷ đồng. Nay Nghị định 89 sửa đổi, thời gian trả nợ đối với tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới lên tới 16 năm giúp tôi giải tỏa phần áp lực”, ngư dân Nguyễn Việt Hằng, phường Hải Cảng TP. Quy Nhơn (Bình Định) vui mừng cho biết.

Ngư dân hồ hởi

Những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 67 đã được Chính phủ tháo gỡ trong Nghị định 89, khơi dòng cho nhiều “tàu 67” ra khơi.

Ông Phạm Trọng Hổ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định cho biết: ngay sau khi Nghị định 89 có hiệu lực thi hành với những chính sách bổ sung mới nhiều bà con ngư dân đã mạnh dạn vay vốn để đóng mới, nâng cấp những con tàu công suất lớn, hiện đại đảm bảo an toàn khi ra khơi.

Không nên chuyển khó cho nông dân

Ngư dân Nguyễn Việt Hằng cười tươi như hoa khi đứng trên boong chiếc tàu cá vỏ thép nghề lưới vây mạn 880 CV mang tên Hải Cảng 1 ký hiệu BĐ99009 TS đã hạ thủy, đưa từ nhà máy đóng tàu Cam Ranh (Khánh Hòa) về bến tàu ở Bình Định. Chiếc tàu sắt này bổ sung vào đội tàu gỗ 3 chiếc của gia đình anh, người đã 3 đời làm nghề đi biển.

“Ra Tết tôi sẽ ra khơi đánh bắt chuyến đầu tiên, tàu vỏ sắt công suất lớn sẽ vươn khơi xa hơn, chắc chắn lượng thủy sản sẽ thu được nhiều hơn”, ông Hằng hào hứng nói.

Máy lọc nước biển, hệ thống thiết bị làm lạnh – những thiết bị hiện đại giúp những con tàu vỏ sắt hiện đại đến được những ngư trường xa hơn. Ông Hằng khởi động chiếc máy lọc nước, dòng nước ngọt quý như vàng tuôn ra dòng nước mát rượi.

“Đây là thứ chúng tôi chắt chiu nhất trong những chuyến đi biển, nay tàu mới hiện đại có máy lọc nước biển thì còn gì quý bằng, được sử dụng nước ngọt đầy đủ mỗi khi ra khơi là niềm mơ ước bao đời nay của ngư dân”, ông Hằng chia sẻ.

Ngư dân Cao Hoài Bổn, phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn thì cho biết, sau khi tìm hiểu về tàu vỏ composite, thấy có giá thành thấp hơn tàu vỏ thép, lại chạy nhanh hơn, nguyên liệu tiêu hao chỉ bằng 1/3, ông đã quyết định chuyển sang làm thủ tục vay vốn để đóng tàu này.

“Tôi rất vui mừng đã ký hợp đồng tín dụng với NH để đóng tàu composite tại nhà máy đóng tàu ở Nha Trang. Tàu công suất lớn thì ra khơi đánh bắt sẽ an toàn, yên tâm hơn. Tôi sẽ quyết tâm vươn khơi làm ăn có hiệu quả để sớm hoàn trả lại tiền cho NH...”.

Quyết liệt triển khai

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, sự nỗ lực quyết tâm đẩy mạnh cho vay của ngành NH, sau hơn 1 năm triển khai thực hiện, đến nay các NHTM đã ký hợp đồng tín dụng với chủ tàu để đóng mới, nâng cấp 329 con tàu (trong đó: đóng mới 317 tàu, nâng cấp 12 tàu) với tổng số tiền cam kết cho vay đạt gần 4.000 tỷ đồng. Đã có 60 con tàu hoàn thành đóng mới, nâng cấp, được hạ thủy và đưa vào hoạt động.

Phó giám đốc BIDV Bình Định, Hồ Quang Viễn cho biết, trên cơ sở danh sách ngư dân được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt đóng mới, nâng cấp tàu khai thác hải sản xa bờ, BIDV chi nhánh Bình Định đã tích cực tiếp cận, thẩm định và giải quyết kịp thời các nhu cầu vay vốn của bà con ngư dân.

Tuy nhiên qua thực tế triển khai Nghị định 89 tại Bình Định và các tỉnh đang triển khai Nghị định 89 sửa đổi, các NHTM vẫn gặp phải một số vướng mắc phát sinh cần được hướng dẫn kịp thời như: Hướng dẫn chi tiết về thuế VAT trong đóng mới, nâng cấp tàu; hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật đối với máy thủy cũ trong nâng cấp tàu; hướng dẫn trường hợp giá quyết toán thực tế vượt giá dự toán trong đóng tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới.

Ông Phạm Trọng Hổ cho biết, theo Nghị định 67, ngư dân được hoàn thuế VAT trong trường hợp đóng tàu 400 CV trở lên. Nhưng theo Thông tư số 26/2015/BTC thì tàu đánh bắt xa bờ thuộc đối tượng không chịu thuế.

Do vậy, đơn vị đóng tàu xuất hóa đơn cho ngư dân không có thuế VAT và thuế VAT liên quan đến tàu cá thì tính vào chi phí đóng tàu, khiến giá thành đóng tàu cho ngư dân tăng lên. Không nên chuyển cái khó cho ngư dân, Bộ Tài Chính cần xem xét có thể giảm luôn thuế VAT cho ngư dân.

“Một chiếc tàu vỏ sắt trị giá khoảng gần 20 tỷ đồng, nếu ngư dân được giảm luôn thuế VAT thì sẽ đỡ được một khoản gần 2 tỷ đồng ”- ông Hổ chia sẻ.

Bên cạnh đó, việc chưa có hướng dẫn cụ thể về máy cũ trong nâng cấp tàu, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng gây khó khăn cho ngư dân trong việc lựa chọn máy nâng cấp và gây khó cho NH khi thẩm định cho vay.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 269

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 268


Hôm nayHôm nay : 59945

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1193091

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60201414