18:43 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thị trường tiềm năng của tôm Việt Nam

Thứ ba - 24/06/2014 21:49
Theo Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), nhập khẩu tôm đông lạnh nguyên liệu vào Australia 5 năm qua tăng trưởng khả quan từ 7,5 đến 37%. Năm 2013, nhập khẩu tôm đông lạnh của Australia đạt trên 232,8 triệu USD, tăng 14,9% so năm 2012. Đây là cơ hội cho các nước sản xuất tôm trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Hiện tại, Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ ba tại Australia, sau Trung Quốc và New Zealand, chiếm 20% thị phần, riêng xuất khẩu tôm chiếm 16% thị phần, đứng thứ ba sau Trung Quốc và Thái Lan. Xuất khẩu tôm sú Việt Nam năm 2013 sang Australia vẫn ổn định và duy trì ở tỷ trọng trên 60%. Chỉ riêng quý I/2014, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam vào thị trường này đạt 37,904 triệu USD, tăng 85,9% so cùng kỳ.

 

Australia được biết tới như một thị trường đấu giá theo lệnh - một sàn giao dịch điện tử, trong đó giá cả được quyết định bởi giá niêm yết do các nhà tạo lập thị trường đưa ra. Mặc dù các chào bán và chào mua của các cá nhân tham gia trên thị trường không được niêm yết công khai nhưng các nhà tạo lập thị trường sẽ tự cân nhắc giá cả cho các đơn hàng, hoặc xem xét yêu cầu mua và bán khác nhau của nhiều khách hàng, từ đó sẽ ra quyết định về giá. Ưu điểm chính của mô hình thị trường này là khả năng thanh khoản cao, nhưng  nhược điểm là thiếu minh bạch. Cũng theo ông Norman Grant - Chủ tịch Hiệp hội Nhập khẩu thủy sản Australia, muốn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, các nhà cung cấp phải có giá cạnh tranh. Chính điều này cũng tạo sức ép lớn cho các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam, trong bối cảnh chi phí sản xuất tại Việt Nam liên tục tăng.

Một số sản phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật sẽ được lấy mẫu phân tích; nếu kết quả dương tính với virus WSSV (bệnh đốm trắng) và YHD (bệnh đầu vàng) thì các lô hàng đó sẽ bị trả lại. Mỗi lô hàng sẽ được kiểm dịch riêng rẽ. Các sản phẩm tôm đã qua quá trình chế biến kỹ lưỡng sẽ tránh được quá trình phân tích mẫu như trên; tuy nhiên, những sản phẩm này phải có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn VSATTP, tiêu chuẩn về nhiệt độ, thời gian chế biến, bảo quản...  Như vậy, các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam cũng phải hết sức lưu ý vấn đề này, để đảm bảo hơn nữa ATVSTP, đồng thời cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm, giúp thủy sản Việt Nam nói chung và sản phẩm tôm nói riêng tiến xa hơn trên thị trường Australia.

>> Thủy sản nội địa chiếm 50% tổng sản lượng thủy sản của Australia, tuy nhiên, chủ yếu được sử dụng cho hoạt động xuất khẩu. Do đó, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, Australia đã tăng cường nhập khẩu từ các nước châu Á. Trong danh sách thủy sản được tiêu thụ chính tại Australia, tôm luôn dẫn đầu, gồm cả tôm nuôi và tôm tự nhiên.

MT
Nguồn: thủy sản việt nam 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 159

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 156


Hôm nayHôm nay : 44538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 963044

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72645753