23:13 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thời của “đại gia” làm nông nghiệp

Thứ hai - 26/01/2015 02:51
Lợi nhuận từ lĩnh vực nông nghiệp là rất lớn nên thời gian qua, rất nhiều “đại gia” đổ vốn sang đầu tư vào lĩnh vực này để “hốt bạc”.
Nông nghiệp công nghệ cao đem lại siêu lợi nhuận

Nông nghiệp công nghệ cao đem lại siêu lợi nhuận

“Đại gia” đổ xô làm nông

Xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ nông nghiệp trên toàn cầu đang ngày một tăng cao, các tập đoàn lớn như Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), Đức Long Gia Lai (ĐLGL), TH, FPT, Thành Thành Công… đã chuyển hướng đầu tư từ các lĩnh vực phi sản xuất qua nông nghiệp. Điều đáng nói, các doanh nghiệp (DN) này đều ý thức được “mỏ vàng lợi nhuận” của ngành nông nghiệp Việt là phải ứng dụng công nghệ mới. Do đó, khi bắt tay vào đầu tư, các DN đều đưa ra chiến lược “làm nông bằng trí chứ không bằng sức”. Để có được lợi nhuận tối đa, họ sẵn sàng vung tiền tỷ mua các dây chuyền công nghệ hiện đại bậc nhất ở các nền nông nghiệp phát triển như Thái Lan, Nhật Bản và Israel, đầu tư bài bản khép kín từ khâu giống đến khâu chế biến, tiêu thụ.

Thực tế cho thấy, chỉ sau 3- 4 năm dồn vốn lớn vào nông nghiệp, HAGL đã sở hữu cánh đồng mía hàng trăm ngàn ha tại Lào và Campuchia. Tập đoàn này cũng đã đầu tư phát triển chăn nuôi bò với quy mô 100.000 con, đồng thời phát triển 14.000 ha trồng ngô và cỏ làm thức ăn cho bò sữa.

Tiếp nối HAGL, các tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh khác như FPT, TH, Thành Thành Công, ĐLGL cũng đổ vốn khủng vào ngành nông nghiệp. Tính đến thời điểm đầu 2015, Tập đoàn Đức Long đã đầu tư khoảng 11 ngàn tỷ đồng phối hợp với Vinamilk nuôi 80.000 con bò sữa và 45.000 con bò thịt, trong khi đó Tập đoàn TH với sự trợ vốn mạnh mẽ từ Ngân hàng Bắc Á đã rót 1,2 tỷ USD (tương đương 250 ngàn tỷ đồng) tạo ra “đế chế” sữa tươi với công nghệ Israel từ gốc đến ngọn. Tập đoàn Thành Thành Công, ngoài việc đầu tư vào trang trại bò Kobe Việt-Nhật trị giá hàng triệu USD tại Lâm Đồng, còn bỏ vốn khủng mua lại Công ty CP Mía đường Nhiệt Điện Gia Lai để trở thành “anh cả” ngành mía đường với vùng nguyên liệu rộng hơn 30.000 ha.

Khi đầu tư vào nông nghiệp, hầu hết các “đại gia” đều chủ động được nguồn vốn sản xuất, lợi nhuận vì thế cũng được tăng lên đáng kể. Đây được xem là điểm sáng trong lĩnh vực đầu tư nông nghiệp công nghệ cao của DN Việt trong thời gian gần đây.

Chủ động nguồn lực

Khi đầu tư vào nông nghiệp các tập đoàn nói trên đều có nhu cầu vốn cực lớn. Tuy nhiên, đa số các đại DN này sử dụng nguồn tài chính có sẵn để xây dựng các dự án chiến lược chứ không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng. Cụ thể, ngoài một số tập đoàn có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ các ngân hàng thương mại (như Tập đoàn TH với hậu thuẫn của BacABank, Công ty CP Liên Việt với hậu thuẫn của LienVietPostBank) thì các tập đoàn còn lại dường như chỉ điều chuyển và cân đối nguồn vốn kinh doanh từ các lĩnh vực khác sang lĩnh vực nông nghiệp chứ nguồn vốn vay ngân hàng không tăng trưởng mạnh. Chẳng hạn, HAGL tính đến hết quý III/2014 chi phí lãi vay giảm 27%, ĐLGL cũng giảm chi phí lãi vay khoảng 30% so với cùng kỳ 2013. Điều này cho thấy, mặc dù các tập đoàn đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao nhưng gần như chủ động được nguồn vốn và không có nhu cầu vay ngân hàng.

Thực tế trên cũng được ông Trần Văn Anh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng tái khẳng định. Theo ông Anh, hiện nay Lâm Đồng là một trong những địa phương đi đầu trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nhưng cả tỉnh mới chỉ có 1 DN có nhu cầu vay vốn, 3 DN còn lại (thuộc nhóm DN FDI), dù đã được các bộ, ngành công nhận là DN nông nghiệp công nghệ cao, được vay ưu đãi theo chủ chương của Chính phủ nhưng đều tự chủ được nguồn vốn và không có nhu cầu vay. Trong cả năm 2014, các tổ chức đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chỉ cho vay với các DN nhóm này được khoảng 40 tỷ đồng vốn ngắn hạn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 223

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 222


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1132416

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72815125