Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước cuối tháng 1/2015
Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 4 nước vào ngày 02/1/2015 so với ngày 27/12/2014 (đơn vị: USD/tấn)
Loại gạo | Campuchia | Thái Lan | Việt Nam | Ấn Độ | Pakistan | ||||
16/1/2015 | 9/1/2015 | 16/1/2015 | 9/1/2015 | 16/1/2015 | 9/1/2015 | 16/1/2015 | 9/1/2015 | 16/1/2015 | |
Gạo 5% | 440-450 | 420-430 | 415-425 | 375-385 | 375-385 | 390-400 | 395-405 | 370-380 | 370-380 |
Gạo 25% | 430-440 |
|
| 345-355 | 340-350 | 355-365 | 360-370 | 325-335 | 325-335 |
Gạo đồ |
| 405-415 | 405-415 |
|
| 380-390 | 385-395 | 400-410 | 400-410 |
Tấm | 355-365 | 330-340 | 320-330 | 325-335 | 320-330 | 300-310 | 300-310 | 290-300 | 290-300 |
Gạo thơm | 805-815 | 895-905 | 925-935 | 510-520 | 505-515 |
|
|
|
|
1.Thái Lan
Chính phủ Thái Lan đã bắt đầu bán gạo tồn kho thông qua các ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại để xóa các khoản nợ liên quan đến chương trình mua lúa giá cao của chính phủ trước. Chính phủ hy vọng sẽ thu được 100 tỷ baht (3 tỷ USD) từ việc bán gạo tồn kho trong năm nay. Tuy nhiên, doanh số bán gạo đã không được như kỳ vọng. Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp (BAAC) đã thu được 391 triệu baht (1.2 triệu USD); Ngân hàng Krungthai đã thu được 1 tỷ baht (30.400.000 USD); và Ngân hàng Thương mại Siam thu được 400-500 triệu baht ( 1.2 - 1,5 triệu USD) từ bán gạo tồn kho. Do đó, Chính phủ có kế hoạch phát hành 2 đợt trái phiếu, mỗi đợt có giá trị 50 tỷ baht (tương đương 1,5 tỷ USD). Đợt đầu có thời hạn 10 năm với lãi suất 3% trong ba năm đầu, 4% từ năm thứ 4-7 và 5% từ năm thứ 8-10 . Đợt thứ hai có kỳ hạn năm năm với lãi suất cố định ở mức 3,8%. Bộ Tài chính bảo đảm giá trị trái phiếu của cả hai đợt. Đợt phát hành trái phiếu đầu tiên bắt đầu ngày hôm nay và đợt thứ hai sẽ diễn ra từ 19-23/1/2015. Trái phiếu có mệnh giá 1.000 baht (30 USD) và có thể mua tối đa là 2 triệu baht ( 60.832 USD).
Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan sẽ ký một biên bản ghi nhớ (MoU) với nhà nhập khẩu gạo của Hồng Kông để xuất khẩu 100.000 tấn gạo sang Hồng Kông năm 2015, dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan. Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan đến thăm Hồng Kông vào ngày 16-17/1 để quảng bá gạo Thái cũng như thảo luận về quan hệ thương mại với Chủ tịch Thương mại và Phát triển kinh tế của Hồng Kông. Ông cũng sẽ tiếp xúc với chủ tịch hiệp hội các nhà nhập khẩu gạo 'của Hồng Kông. Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cũng sẽ ký ý định thư (Letter Of Intent - LOI) về hợp tác và thương mại song phương với các nhà nhập khẩu gạo của Hồng Kông. Cả Ý định thư và Biên bản ghi nhớ sẽ giúp tăng thị phần gạo Thái ở Hồng Kông.
Bộ Thương mại Thái Lan đang có kế hoạch sẽ bán được khoảng 10 triệu tấn gạo dự trữ trong năm 2015 và khoảng 7 triệu tấn trong năm 2016, Như vậy, theo kế hoạch trong 2 năm Thái Lan sẽ bán 17,8 triệu tấn gạo. Bộ sẽ công bố chi tiết hồ sơ dự thầu để bán 1 triệu tấn gạo giữa tháng 1 và tháng 3 năm nay. Thái Lan đã bán được 681.740 tấn gạo trong 4 đợt đấu thầu năm 2015 và 570.000 tấn gạo qua thỏa thuận giữa 2 chính phủ (G2G). Theo báo cáo kết quả kiểm tra 17,8 triệu tấn gạo dự trữ, trong đó có 2,35 triệu tấn chất lượng còn tốt, 14,4 triệu tấn gạo không đạt tiêu chuẩn, 694.000 tấn gạo bị hư và hao hụt 390.000 tấn.
Thái Lan xuất khẩu được 10,8 triệu tấn gạo trong năm 2014, tăng khoảng 64% so với khoảng 6,6 triệu tấn trong năm 2013. Bộ Nông nghiệp và Bộ Thương mại đã thảo luận về việc điều chỉnh sản xuất lúa dựa vào lượng gạo tồn kho hiện nay, lượng gạo xuất khẩu, lượng gạo tiêu thụ trong nước và thông tin thị trường lúa gạo. Cả 2 bộ đang có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu sản xuất lúa gạo và cân đối giữa cung và cầu gạo vào năm 2019. Kế hoạch này sẽ thông qua Ủy ban chính sách gạo quốc gia (NRPC).
Xuất khẩu gạo của Thái Lan năm 2015 dự kiến còn 10 triệu tấn, giảm 6,5% so với khoảng 10,8 triệu tấn xuất khẩu năm 2014, do nhiều nước cạnh tranh với giá thấp và trong bối cảnh giảm giá dầu. Hầu hết các nước châu Phi mua gạo Thái đều phụ thuộc vào xuất khẩu dầu đang giảm giá. Trong tình huống này, họ sẽ giảm nhập khẩu gạo vào năm 2015. Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan được dự báo sẽ không giảm nhiều so với mức giá 405 - 410 USD/tấn hiện nay. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng lúa Thái Lan năm 2015 đạt 31 triệu tấn lúa (khoảng 20,5 triệu tấn gạo) và xuất khẩu 11 triệu tấn trong năm 2015.
2. Ấn Độ
Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Trung ương lúa gạo Ấn Độ (CRRI) đã lai tạo được bốn giống lúa chịu hạn - Ankit, Sachala, Gopinath, Maudamani - và một giống - Chakaakhi - có thể phát triển trong điều kiện thiếu nước tưới, phù hợp với bang Orissa nằm ở miền đông Ấn Độ. Các giống này cũng thích nghi với vùng đất lúa rẩy do cần ít nước và thời gian sinh trưởng 110 ngày.
3. Việt Nam
Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu được 6,316 tấn gạo, giảm 6% so với 6,71 triệu tấn gạo xuất khẩu năm 2013. Giá gạo xuất khẩu trung bình năm 2014 ở mức 442 USD/tấn (FOB), tăng khoảng 2% USD/tấn so với 433 USD/tấn cùng kỳ năm 2013. Đây là mức xuất khẩu thấp nhất trong vòng 4 năm qua (7,72 triệu tấn vào năm 2012, 7,1 triệu tấn năm 2011 và 6,75 triệu tấn năm 2010).
Trong tháng 12/2014, Việt Nam xuất khẩu được 472.575 tấn gạo, giảm 13% so với 540.378 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 12/2013, và giảm 2,5% so với 484.513 tấn gạo xuất khẩu tháng 11/2014. Giá xuất khẩu trung bình trong tháng 12/2014 đạt 475 USD/tấn, tăng khoảng 4% so với năm 2013, và tăng khoảng 2% USD/tấn so với tháng 11/2014
Bộ Công Thương) đã đề ra kế hoạch tăng cường các biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu gạo năm 2015 nhằm giải quyết tình hình xuất khẩu gặp khó khăn do dự kiến sẽ cạnh tranh gay gắt với Thái Lan và Ấn Độ, và nhu cầu giảm. Bộ đặc biệt có kế hoạch tăng cường xuất khẩu sang châu Phi, Tây Á và Nam Á là những nơi gạo Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về giá. Trong đó quan tâm khai thác các thị trường của Bờ Biển Ngà, Congo, Kenya, Angola, Mozambique, Madagascar, Iran, Iraq và Bangladesh.
Bộ Công Thương đang có kế hoạch tăng cường tiếp thị và nỗ lực xúc tiến quan hệ thương mại với chính phủ của các nước để đẩy mạnh xuất khẩu. Bộ cũng có kế hoạch thành lập kho ngoại quan tại Angola, Cameroon và Mozambique để giúp các nhà xuất khẩu Việt tăng tiếp cận thị trường ở các thị trường này.
Hiện nay, Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và Mỹ cũng tham gia thị trường châu Phi cùng với Việt Nam. Gạo chất lượng thấp và trung bình với các chủng loại 10%, 15% và 25% tấm, được các khách hàng châu Phi ưa chuộng. Do lo ngại nhu cầu giảm, tuần trước, Việt Nam đã hạ mức giá sàn là của gạo 10%, 15% và 25% tấm xuống còn 375, 365 và 360 USD/tấn.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã giảm kể từ đầu năm 2015 do năm 2014 trúng mùa và đang thu hoạch đông xuân, sức mua giảm. Giá xuất khẩu gạo 25% tấm Việt hiện đang đứng ở mức 350 USD/tấn, giảm 1,4% so với 355 USD/tấn trong cuối tuần của tháng 12/2014.
Trong khi đó, việc tăng mức thuế của Mexico trên gạo nhập khẩu từ tháng 1/2015 cũng có khả năng ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo Việt Nam. Mexico đã nhập khẩu 65.000 tấn gạo từ Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2014, so với 59.410 tấn từ Mỹ, 46.720 tấn từ Uruguay và 31.480 tấn từ Thái Lan. Mỹ bị mất thị phần ở Mexico trong khi đó gạo Việt Nam và Pakistan đã tăng lên trong vài năm gần đây do giá thấp hơn.
3. Campuchia
Một lượng lớn lúa và gạo của Campuchia được xuất khẩu sang Việt Nam và Thái Lan thông qua kênh không chính thức trong mùa thu hoạch do thiếu nhà kho dự trữ . Do đó, Campuchia phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lúa nghiêm trọng để xay xát tháng 4 và 5 lúc giáp hạt.
Để giải quyết vấn đề này, Ngân hàng lúa gạo Campuchia (CRB) đã xây dựng kho chứa lúa qui mô lớn đầu tiên của Campuchia vào tháng 8/2014 để đảm bảo nguồn lúa cung cấp liên tục cho các máy xay xát và xuất khẩu. Ngân hàng thu gom được 20.000 tấn lúa và 7.000 tấn gạo trị giá 12 triệu USD trong suốt ba tháng (tháng 10-12) vào thời kỳ thu hoạch. Giám đốc điều hành Ngân hàng lúa gạo Campuchia cho biết khả năng thu gom lúa và gạo niên vụ 2015-16 sẽ tăng gấp 3 lần vào lúc thu hoạch. Mục tiêu của hoạt động này nhằm giảm lượng lúa gạo qua biên giới trong mùa thu hoạch và tránh tình trạng thiếu hụt lúa gạo lúc giáp hạt.
Ngân hàng Lúa gạo Campuchia là công ty tư nhân có vốn đầu tư khoảng 30 triệu USD được thành lập để quản lý tốt hơn và giảm biến động thị trường của ngành công nghiệp gạo Campuchia. Ngân hàng được trang bị đủ số lượng silo, máy sấy lúa và nhà kho lưu trữ để thực hiện mục đích có hiệu quả hơn. Cố vấn cấp cao của Liên đoàn Lúa gạo Campuchia (CRF) cho biết tư nhân đã thành công trong việc bắt đầu dự án này trong khi chính phủ đã thất bại nhiều lần. Tuy nhiên, khu vực tư nhân có nguồn lực hạn chế, ông kêu gọi các chính phủ và các nhà tài trợ cung cấp hỗ trợ cho họ trong việc phát triển hơn nữa các Ngân hàng cũng như ngành gạo của cả nước. Ngân hàng cũng đang xem xét việc lấy lúa là hàng hóa thế chấp để thực hiện các khoản vay cho nông dân.
Những biện pháp này cùng với hệ thống tưới tiêu hiệu quả và các chính sách hỗ trợ cho nông dân góp phần tăng khả năng cạnh tranh của gạo Campuchia trên thị trường thế giới và giúp các giúp chính phủ đạt được mục tiêu xuất khẩu. Giảm xuất lúa gạo qua biên giới cũng sẽ giúp tăng thu nhập ngoại tệ cho chính phủ. Campuchia đã xuất khẩu được 387.100 tấn gạo vào năm 2014, tăng 2% so với 378.856 tấn xuất khẩu năm 2013. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Campuchia sẽ xuất khẩu 1,2 triệu tấn gạo (bao gồm cả xuất khẩu chính thức và không chính thức đến Việt Nam và Thái Lan qua biên giới) vào năm 2015, tăng 20% so với khoảng 1 triệu tấn vào năm 2014.
Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia đã gửi một dự thảo biên bản ghi nhớ cho chính phủ Trung Quốc xin vay 300 triệu USD để xây dựng và phát triển kho chứa lúa gạo. Chính phủ dự kiến xây dựng khoảng 10 nhà kho để lưu trữ tổng cộng 1,2 triệu tấn lúa / gạo nhằm đảm bảo nguồn cung cấp liên tục cho các máy xay xát và xuất khẩu.
4. Indonesia
Chính phủ Indonesia đã quyết định tăng giá thu mua lúa lên 577 USD/tấn (12.313 đồng/kg) tăng 10% so với giá cũ là 524 USD/tấn (11.182 đồng/kg). Tăng giá thu mua lúa nhằm giúp nông dân tăng thu nhập cũng như đạt mục tiêu thu mua 3,2 triệu tấn năm 2015. Công ty lương thực của nước này đã thu mua được 2,4 triệu tấn gạo (đến tháng 11/2014) so với kế hoạch 3,2 triệu tấn, nên phải nhập khẩu 425.000 tấn gạo năm 2014.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội Lúa gạo Indonesia cho rằng tăng giá lúa chưa đủ để tăng thu nhập của nông dân, cần tập trung giảm chi phí sản xuất. Chính phủ đã lên kế hoạch hỗ trợ trực tiếp phân bón, hạt giống tốt và nâng cấp các công trình thủy lợi để giúp nông dân hạ giá thành và tăng lợi nhuận.
5. Myanmar
Chính phủ Myanmar đang chuẩn bị để xuất khẩu gạo sang Trung Quốc một cách hợp pháp thay cho xuất gạo qua biên giới. Đại diện Liên đoàn lúa gạo Myanmar MRF, Hiệp hội Nhà máy xay xát gạo, Hiệp hội Doanh nghiệp lúa gạo, Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi, Bộ Thương mại đã đến thăm Trung Quốc vào đầu tháng 1/2015 để hoàn thiện Biên bản ghi nhớ (MoU) với các công ty Trung Quốc mua 1 triệu tấn gạo của Myanmar với giá 400 USD/tấn. Xuất khẩu gạo bất hợp pháp của Myanmar sang Trung Quốc đạt 800.000 tấn trong 9 tháng đầu của năm 2014.
Myanmar dự kiến xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo trong năm tài chính 2015, tăng 25% so với khoảng 1,2 triệu tấn xuất khẩu trong năm tài chính 2014. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng lúa năm 2015 của Myanmar đạt 18,98 triệu tấn lúa (tương đương 12,15 triệu tấn gạo) và xuất khẩu khoảng 1,4 triệu tấn gạo.
6. Pakistan
Theo tổ chức Lương nông Quốc tế FAO, giá xuất khẩu gạo thơm basmati của Pakistan năm 2014 đã giảm 4%, còn 1.324 USD/tấn so với 1.372 USD/tấn năm 2013 do sản lượng tăng và nhu cầu của thị trường giảm. Điều này phù hợp với giá gạo xuất khẩu toàn cầu. Đặc biệt là lệnh cấm nhập khẩu gạo của Iran đã ảnh hưởng đến giá xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ và Pakistan. Theo FAO, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ cũng giảm kể từ cuối tháng 9 do tăng nguồn cung cấp từ năm 2014 thu hoạch cây trồng chính và cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu.
Sản lượng lúa của Pakistan niên vụ 2014-15 (tháng 7/2014-6/2015) đạt 8,437 triệu tấn (tương đương 5,65 triệu tấn gạo), giảm 19% so với 10,04 triệu tấn (tương đương 6,72 triệu tấn gạo) cùng kỳ niên vụ trước do lũ lục gạo thiệt hại 217.000 tấn lúa ở bang Punjab, vào tháng 8/2014. Diện tích trồng lúa của Pakistan dự báo 3,29 triệu ha, năng suất 2,57 tấn /ha niên vụ 2014-15. Giá lúa thơm basmati vào tháng 12/2014 đạt 757 USD/tấn, (tương đương 16.154 đồng/kg) so với giá lúa cao sản ngắn ngày đạt 178 189 USD/tấn (tương đương 3799-4033 đồng/kg).
Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Pakistan (REAP) đã kêu gọi chính phủ tăng cường quan hệ song phương với các nước nhập khẩu gạo tiềm năng như Bahrain, Trung Quốc, Indonesia và Malaysia. Trong đó Bahrain là thị trường tiềm năng cho gạo Pakistan do giao dịch thương mại giữa 2 nước mỗi năm lên đến 200 tỉ USD, do có nhiều người nhập cư Pakistan sống ở Bahrain. Pakistan xuất khẩu 27.805 tấn gạo trị giá 2,6 triệu USD đến Bahrain niên vụ 2013-14 (Tháng 7/2013-6/2014).
Thái Lan và Campuchia chủ động ký kết giao dịch chính phủ với chính phủ (G2G) Trung Quốc sẽ dẫn đến giảm thị phần của gạo Pakistan tại Trung Quốc. Trong niên vụ 2013-14, Pakistan đã xuất khẩu được 353.673 tấn gạo sang Trung Quốc trị giá 128 triệu USD. Qua tăng cường giao dịch G2G, Pakistan có thể xuất khẩu thêm 200.000 tấn gạo sang Trung Quốc.
Pakistan đã xuất khẩu được 3,16 triệu tấn gạo niên vụ 2013-14, giảm 7% so với 3,4 triệu tấn niên vụ 2012-13. Nước này đã xuất được 1,35 triệu tấn gạo (trong đó có 239.773 tấn gạo basmati và 1,11 triệu tấn gạo thường) trong 5 tháng đầu tiên niên vụ 2014-15, tăng 16% so với 1,16 triệu tấn xuất khẩu cùng kỳ niên vụ 2013-14.
7. Philippines
Tổng số gạo dự trữ ở Philippines 01/12/2014 đạt 3,03 triệu tấn, tăng 3% so với 2,95 triệu tấn vào tháng 11/2014, và tăng 22% so với 2,49 triệu tấn cùng kỳ năm 2013.
Lượng gạo dự trữ ở nông hộ (chiếm khoảng 51,7% tổng lượng gạo dự trữ) đã đạt 1,57 triệu tấn tính đến ngày 0112/2014, tăng 9% so với 1,44 triệu tấn cùng kỳ năm 2013. Gạo dự trữ kho các doanh nghiệp (32,3% tổng lượng gạo dự trữ) đã đạt 980.000 tấn tính đến ngày 1/12/2014, tăng 29% so với 760.000 tấn cùng kỳ năm 2013. Lượng gạo dự trữ của Cơ quan quốc gia thực phẩm (NFA) (chiếm 16%) đạt 490.000 tấn, tăng 63% so với khoảng 300.000 tấn cùng kỳ năm 2013.
Kho dự trữ gạo của Philippines đến ngày 01/12/2014 là đủ dùng trong 89 ngày (hộ gia đình 46 ngày, kho doanh nghiệp 29 ngày và NFA 14 ngày).
Philippines đã nhập khẩu 1,8 triệu tấn gạo năm 2014 (bao gồm 1,5 triệu tấn năm 2014 và 300.000 tấn nhập khẩu năm 2013 chuyển qua) để bổ sung kho gạo dự trữ và kiểm soát giá gạo. Trong tháng 12/2014, họ cho phép doanh nghiệp tư nhân nhập khẩu thêm 187.000 tấn gạo.theo hạn ngạch tối thiểu.
Phước Tuyên
Nguồn : bannhanong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn