01:40 EDT Thứ hai, 06/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước tuần thứ 1 tháng 7/2015

Thứ hai - 06/07/2015 22:08
Gạo Thái Lan loại 100% tấm, 5% tấm và 25% tấm đều tăng 5 USU/tấn với giá lần lượt là 380-390 USU/tấn, 370-380 USU/tấn và 350-360 USU/tấn. Thái Lan cũng tăng giá gạo đồ lên 7 USU/tấn đạt 380-390 USU/tấn. Ngược lại gạo Việt Nam loại 5% tấm giảm 5 USU/tấn còn 345-355 USU/tấn. Giá gạo vào ngày 4/7/2015 của 5 nước xuất khẩu gạo chính so với tuần trước như sau:
ảnh Minh hoạ

ảnh Minh hoạ

Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 5 nước vào ngày 4/7/2015 so với ngày 27/6/2015 (đơn vị: USD/tấn)

Loại gạo

Thái Lan

Việt Nam

Ấn Độ

Pakistan

Campuchia

27/6/2015

4/7/2015

27/6/2015

4/7/2015

27/6/2015

4/7/2015

27/6/2015

4/7/2015

4/7/2015

Gạo 5%

375-385

380-390

350-360

345-355

385-395

380-390

375-385

375-385

425-435

Gạo 25%

345-355

350-360

325-335

325-335

350-360

350-360

335-345

335-345

410-420

Gạo đồ

365-375

380-390

 

 

365-375

365-375

395-405

-

 

Gạo thơm

815-825

830-840

480-490

475-485

 

 

 

 

835-845

Tấm

315-325

315-325

310-320

310-320

280-290

275-285

285-305

290-300

350-360

1.Thái Lan

Thái Lan đã xuất khẩu 3,77 triệu tấn gạo trong năm tháng đầu năm 2015, giảm 3,2% so với 3,89 triệu tấn xuất khẩu trong cùng kỳ năm 2014. Trong tháng 5/2015, Thái Lan đã xuất khẩu được 945.597 tấn gạo, tăng 7% so với 883.736 tấn tháng 5/2014.

Chính phủ Thái Lan kỳ vọng thu hút được nhiều nhà thầu tham gia bán đấu giá gạo lần thứ tư vào ngày 07/7/2015. Trong đợt bán đấu giá lần thứ 3 vào ngày 16/6/2015, trong tổng số 1,06 triệu tấn gạo, đã bán được 840.000 tấn (80% số gạo bán đấu giá), cho thấy nhu cầu gạo trên thị trường vẫn còn cao.

Chính phủ Thái Lan đang khuyến khích nông dân mua bảo hiểm cho vụ lúa mùa chính để giảm tổn thất sau thu hoạch và rủi ro do thiên tai. Đặc biệt trong bối cảnh hạn hán đang diễn ra, chính phủ đã thông báo sẽ hỗ trợ phí bảo hiểm của nông dân lên đến 80%.. Năm 2014, diện tích mua bảo hiểm cho lúa vụ mùa lên 112.000 ha. Năm 2015, chính phủ hy vọng sẽ có 240.000 ha lúa mùa chính vụ được bảo hiểm

2. Việt Nam  

Việt Nam xuất khẩu được 2,45 triệu tấn gạo từ 1/1 – 25/6/2015, giảm 19% so với 3,015 triệu tấn gạo xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2014. Giá gạo xuất khẩu gạo trung bình năm 2015 là 419 USD/tấn (FOB), giảm 3% so với 431 USD/tấn cùng kỳ năm 2014. Từ 1-25/6/2015, Việt Nam xuất khẩu được 368.547 tấn gạo, giảm 45% so với 671.174 tấn gạo xuất khẩu tháng 6/2014, và giảm 30% so với 525.742 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 5/2015. Giá xuất khẩu bình quân trong tháng 6 là 412 USD/tấn, giảm 3% USD/tấn so với tháng 5/2015.

Việt Nam đang có kế hoạch tái cấu trúc ngành hàng gạo và cà phê. Nhưng lãnh đạo của Ngân hàng Thế giới cho rằng ngành lúa gạo của Việt Nam không bền vững, sản lượng hàng hóa lớn nhưng giá trị xuất khẩu thấp. Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cung cấp Việt Nam khoản vay 238 triệu USD để hỗ trợ kế hoạch tái cơ cấu nông nghiệp. Dự án nhằm mang lại những thay đổi về cấu trúc trong mô hình sản xuất và chuỗi cung ứng để tăng lợi ích cho 200.000 hộ gia đình sản xuất lúa khoảng một triệu người ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Dự án sẽ hỗ trợ nông dân trồng lúa ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Hua Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Long An để áp dụng thực hành nông nghiệp và cải thiện công nghệ sản xuất mới nhất và chế biến cho sản xuất lúa chất lượng cao.

3. Myanmar  

Myanmar đang có kế hoạch tăng cường xuất khẩu gạo thơm sang Singapore và Mỹ. Myanmar có cả giống lúa thơm ngắn ngày Lone Thwal Hmwe và giống lúa thơm dài ngày Paw San. Năm 2014, Myanmar đã xuất khẩu 20 tấn Paw San gạo sang Mỹ với giá 900 USD/tấn. Trong tháng 6/2015, phái đoàn của Liên minh châu Âu (EU) đã đến Myanmar thảo luận về việc xuất khẩu gạo thơm sang EU trong trung và dài hạn.

4. Pakistan

Nông dân trồng lúa Pakistan và các nhà xuất khẩu cần hỗ trợ của chính phủ dưới hình thức trợ cấp và vốn vay ưu đãi để cải thiện năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong bối cảnh giá gạo thế giới giảm và sức tiêu thụ thị trường yếu. Trong khi giá xuất khẩu của Pakistan 5% tấm đã giảm 15% xuống còn 380 USD/tấn so với 445 USD/tấn năm 2014, giá xuất khẩu gạo basmati đã giảm 34% xuống còn 895 USD/tấn so với 1.350 USD/tấn năm 2014. Ngành hàng gạo Pakistan không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ của chính phủ, trong khi chính phủ của Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ có những chính sách ưu đãi và hỗ trợ nông dân trồng lúa và doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Do đó Pakistan sẽ không cạnh tranh lại làm giảm xuất khẩu và tăng gạo dự trữ trong nước. Giá trị xuất khẩu gạo của Pakistan đã đạt đỉnh từ 2009 lên đến 2.20 tỷ USD, đến nay đã không tăng nữa dù sản lượng gạo của nước này tăng 25% trong 15 năm qua.

Thị trường gạo basmati của Pakistan bị Ấn Độ cạnh tranh dẫn đến giảm giá quyết liệt. Tương tự gạo trắng thường của Pakistan đã bị mất thị phần tại các thị trường truyền thống như Trung Quốc. Xuất khẩu gạo của Pakistan sang Trung Quốc đã giảm từ 589.000 tấn trong năm 2013 xuống dưới 200.000 tấn trong năm 2015

Do đó, Hội Nông dân đề nghị chính phủ cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo bị thiếu vốn trong ba tháng tới, hỗ trợ cho nông dân trồng lúa hạt giống, thuốc trừ sâu, điện, nước, máy sấy và các thiết bị khác giảm chi phí sản xuất và cho phép các nhà xuất khẩu để cạnh tranh trong thị trường quốc tế.

5. Malaysia

Malaysia sẽ tăng nhập khẩu gạo từ Thái Lan theo thỏa thuận thương mại song phương giữa hai nước. Hai nước nhất trí tăng trưởng thương mại song phương hàng năm lên 30 tỷ USD vào 2018 so với 25 tỷ USD năm 2015. Malaysia cũng sẽ xem xét đề nghị mở rộng phương tiện vận chuyển gạo theo đường bộ từ Thái Lan để rút ngắn thời gian vận chuyển. Sản xuất gạo của Malaysia chỉ đáp ứng 64% nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước 2,8 triệu tấn, phải nhập khẩu thêm 1 triệu tấn. Thái Lan hiện đang chiếm 80% đến 90% nhu cầu này.

6. Philippines

Bộ Nông nghiệp Philippines khuyến khích người dân tăng cường sử dụng gạo lứt vì nó có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với gạo trắng cũng như để sớm hoàn thành mục tiêu tự túc lúa gạo của chính phủ. Bộ đã ký bản thỏa thuận (MoA) với Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) để phân phối gạo lức trong số các nhà bán lẻ. Trước mắt, phân phối gạo lức ở Metro Manila và từ từ mở rộng đến các thành phố khác.

Theo thỏa thuận, NFA dự kiến ​​sẽ mua gạo lức từ các nhà máy sản xuất địa phương và phân phối cho hệ thống nhà bán lẻ với mức giá thấp hơn. Chính phủ sẽ từng bước cắt giảm nhập khẩu gạo và khuyến khích nông dân trực tiếp bán gạo lức của họ cho các nhà hàng, khách sạn, cơ sở thức ăn khác ngoài việc bán cho NFA.

Bộ Nông nghiệp khuyến khích nông dân trồng các giống lúa chuyên làm gạo lức, rất giàu vitamin B1, B3, B6, B9, chất xơ, chất chống oxy hóa, protein, mangan, phốt pho và sắt.

 7. Ấn Độ

Giá gạo bán sỉ tại Ấn Độ giảm mạnh trong tháng 6/2015 sau khi tăng liên tục trong ba tháng liên tiếp từ tháng 3 đến tháng 5. Nguyên nhân do tăng nguồn cung của thị trường trong nước và nhu cầu xuất khẩu giảm. Giá gạo bán sỉ đứng ở mức 419 USD/tấn (9.109 đồng/kg) trong tháng 6/2015, giảm 8% so với 455 USD/tấn (9.891 đồng/kg) tháng 5/2015, và giảm 13% so với 483 USD/tấn (10.500 đồng/kg) vào tháng 6/2014. Giá gạo ở Ấn Độ có thể tăng nếu sản xuất lúa bị ảnh hưởng bởi El Nino làm khô hạn ở mức vừa phải, được dự kiến ​​sẽ vẫn tồn tại giữa tháng 7 và tháng 9. Văn phòng Khí tượng ở Úc và Nhật Bản dự báo El Nino tăng cường, gây tình trạng khô hạn ở các nước Đông Nam Á, bao gồm Thái Lan, Bắc Triều Tiên, Indonesia và Philippines. Chính phủ Ấn Độ đang theo dõi tác động của El Nino đến mùa mưa trong cả nước, được cho không bị ảnh hưởng nhiều bởi hiện tượng này.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng lúa niên vụ 2015-16 (tháng 10/2015-9/2016) của Ấn Độ đạt 104 triệu tấn, tăng 1,5% so với 102,50 triệu tấn niên vụ 2014-15. Xuất khẩu gạo năm 2015 của Ấn Độ đạt 10,2 triệu tấn, tăng nhẹ so với 10,15 triệu tấn năm 2014

8. Campuchia

Năng lực xay xát yếu, phương tiện bảo quản kém; thiếu vốn và tình trạng phá sản của nông dân nhỏ; cũng như gần đây một số thanh niên Campuchia chạy qua Thái Lan sinh sống đã làm suy yếu khả năng xuất khẩu gạo của Campuchia. Các yếu tố trên đã không cho phép nước đạt 1 triệu tấn xuất khẩu trong năm 2015.

Campuchia không đủ năng lực tận dụng lợi thế nhu cầu mua gạo ngày càng tăng của Trung Quốc và Liên minh châu Âu. Xuất khẩu của Campuchia đang phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt với Thái Lan và Việt Nam về giá, có kỹ thuật và kinh nghiệm tốt hơn cũng như được hỗ trợ tích cực phía chính phủ.

Hiện nay, thặng dư gạo của Campuchia không quá cao để tăng xuất khẩu. Do đó, chính phủ cần hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất để có thể đẩy mạnh xuất khẩu. Tiếp cận vốn ngân hàng khó, lãi suất cao đã khiến nhiều nông dân Campuchia phải trốn sang Thái Lan làm việc để trốn nợ. Trong khi đó sản xuất lúa năm nay bị ảnh hưởng bởi hạn hán nghiêm trọng nhất trong 19 năm qua.

Campuchia đã xuất khẩu được 243.025 tấn gạo trong 5 tháng đầu năm 2015, tăng 64% so với 148.262 tấn gạo xuất khẩu trong cùng kỳ năm 2014. Campuchia đã xuất khẩu 387.100 tấn gạo trong năm 2014.

9. Lào

Sản xuất lúa của Lào có khả năng suy giảm do thời tiết biến động bất thường. Điều kiện thời tiết khô và mưa ít xảy ra gián đoạn xuống giống của vùng cao nguyên. Nhiều nông dân phải xuống giống muộn để chờ mưa. Mặt khác, lũ quét chưa từng có ở tỉnh Huaphan phía đông bắc Lào do mưa lớn trong tuần qua gây thiệt hại nhiều cánh đồng lúa. Trong tuần trước, dịch cào cào châu chấu bộc phát ảnh hưởng diện tích lúa phía Bắc của tỉnh Luang Prabang. Do đó  sản lượng lúa của nước này dự kiến ​​sẽ giảm xuống dưới mức ước tính ban đầu 4,2 triệu tấn

10 Indonesia

Cơ quan Thống kê Trung ương Indonesia (BPS) cho biết sản lượng lúa năm 2015 của nước này tăng thêm 6,64% lên 75,5 triệu tấn (49.830.000 tấn gạo) so với 70,85 triệu tấn (46,76 triệu tấn gạo) năm 2014. Đây là mức tăng trưởng lớn nhất trong mười năm qua, do nỗ lực của chính phủ, đặc biệt là trong việc phân phối máy bơm, máy kéo và các loại phân bón, Năm 2015 diện tích trồng lúa  tăng thêm 512.060 ha hay 3,7%  đạt 14,31 triệu ha, năng suất tăng 0.145 tấn/ha hay 2,85%  đạt 5,28 tấn/ha. Năm 2015, cho đến nay vẫn không nhập khẩu gạo, trong khi năm 2014 nhập 425.000 tấn.

11 Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo niên vụ 2015-16 Trung Quốc nhập khẩu 4,7 triệu tấn gạo, tăng 17,5% so với 4 triệu tấn niên vụ 2014-15, Tăng buôn lậu ở miền nam Trung Quốc đang đặt ra một thách thức đối với chính phủ, họ đã thu giữ được hơn 200.000 tấn gạo trong năm 2014. Thái Lan đã vượt qua Việt Nam là nước xuất khẩu lớn nhất cho Trung Quốc niên vụ 2014-15. Nguyên nhân Thái Lan đã điều chỉnh chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo sau sự thay đổi chính phủ. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng lúa niên vụ 2015-16 của Trung Quốc đạt 206,40 triệu tấn, không thay đổi so với năm 2014. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng lúa niên vụ 2015-16 của Trung Quốc đạt 206,40 triệu tấn, không thay đổi so với năm 2014.

Phước Tuyên
Nguồn: bannhanong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: 5% tấm, usu/tấn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 152

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 149


Hôm nayHôm nay : 26566

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 321548

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60643505