10:29 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tôm xuất khẩu trước nguy cơ “một cổ hai tròng”

Thứ hai - 07/01/2013 04:32
Ngày 28/12/2012, một nhóm các công ty tôm của Hoa Kỳ đã nộp đơn kiện chống trợ cấp (còn gọi là vụ kiện “thuế chống trợ giá”) đối với mặt hàng tôm từ Việt Nam và một số nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Eduador. Hiện, Hoa Kỳ duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá mặt hàng tôm nước ấm từ Việt Nam, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ và Thái Lan.

Tôm lại bị kiện

Doanh nghiệp (DN) của Hoa Kỳ cho rằng, các DN tôm Việt Nam nhận được các khoản trợ cấp, trợ giá từ Chính phủ về vốn, tiền thuê đất nuôi tôm, thuế, phí...

Theo Công ty Luật Mayer Brown JSM (chuyên hỗ trợ pháp lý về thương mại quốc tế), với đơn kiện này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) sẽ tiến hành điều tra để xác định liệu các công ty tôm Việt Nam có nhận được “các khoản trợ cấp” không chính đáng từ Chính phủ hay không (ở cấp quốc gia, cấp tỉnh hoặc cấp địa phương). Nếu xác định có trợ cấp, DOC sẽ áp đặt một khoản “thuế chống trợ giá” bổ sung trên hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ (như đang áp dụng đối với thuế chống bán phá giá).

Trên thực tế, quy trình và thủ tục của vụ kiện thuế chống trợ giá này rất giống với quy trình và thủ tục của vụ kiện chống bán phá giá ban đầu (chỉ khác ở chỗ thay vì điều tra bán phá giá, DOC sẽ điều tra về trợ cấp).

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã thông tin về vụ kiện cho các DN trong ngành. Theo đó, các bên sẽ tập hợp số liệu, giấy tờ cần thiết để chứng minh, trả lời cho Chính phủ Hoa Kỳ. VASEP cho biết, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ điều tra tại sao giá tôm Việt khi vào thị trường Hoa Kỳ lại thấp hơn giá của DN nội địa, chẳng hạn như DN Việt có nhận được khoản vốn của Nhà nước Việt Nam về lãi suất ưu đãi hay không…

Hiện, xuất khẩu tôm của nước ta chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi thông tin này. Tuy nhiên, lãnh đạo VASEP cho rằng, xét về mặt tâm lý, cả nhà nhập khẩu lẫn xuất khẩu tôm Việt có thể hơi chùn lại.

“Nếu Chính phủ Hoa Kỳ kết luận tôm Việt bán theo giá được trợ cấp thì DN Việt gặp nhiều khó khăn. Bởi khi đó, con tôm bị áp cả 2 loại thuế là bán phá giá và trợ cấp”, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP nói.

Vai trò của Chính phủ là quan trọng

Theo ông Trần Văn Lĩnh, Phó chủ tịch VASEP, các DN chế biến tôm của Hoa Kỳ lo ngại sự phát triển của các nước khu vực Đông Nam Á, nhất là khâu nuôi trồng thủy, hải sản ngày càng đạt trình độ kỹ thuật cao, chi phí thấp nên giá thành hạ. Trong khi tôm của các DN Hoa Kỳ chủ yếu khai thác từ đánh bắt nên chi phí nhiều, giá bán cao. Mấy năm nay, biên độ thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam đã giảm dần, nhiều DN được hưởng mức thuế 0%. Lo sợ hết chiêu để bảo hộ cho DN nước mình, phía Hoa Kỳ tung chiêu mới kiện thuế chống trợ giá đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài. Đây là xu thế bảo hộ bằng cách đổ thừa cho kẻ khác!

“Đối với vụ kiện chống bán phá giá, DN phải tự chứng minh để không phải chịu thuế bởi chính họ đưa ra giá bán xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với vụ kiện chống trợ giá này thì vai trò của Chính phủ, cơ quan công quyền rất quan trọng, quyết định sự thành-bại. Vì việc trợ giá gắn liền với một loạt chính sách của Nhà nước, Chính phủ, bộ, ban ngành ứng dụng lên toàn bộ nền kinh tế, trong đó có ngành tôm. Khi DOC tiến hành điều tra, nếu Chính phủ đứng ra chứng minh không hề có sự trợ giá nào cho DN tôm trong nước thì chắc chắn sẽ thuyết phục hơn”, ông Lĩnh nhấn mạnh.

BOX: Thông tin từ Mayer Brown JSM, trong 45 ngày tới, Ủy ban Thương mại quốc tế của Hoa Kỳ (ITC) sẽ đưa ra quyết định ban đầu về việc có hay không thiệt hại kinh tế. Ngoài ra, khoảng 25 ngày sau, DOC sẽ tiến hành điều tra việc áp dụng thuế chống trợ giá này. DOC sẽ gửi bảng câu hỏi về số lượng và giá trị xuất khẩu cho tất cả DN xuất khẩu tôm Việt Nam mà phía Hoa Kỳ có thông tin. DN Việt Nam sẽ được yêu cầu trả lời một cách chính xác và đầy đủ bảng câu hỏi, nộp lại DOC. Nếu DN nào không tham gia trả lời bảng câu hỏi sẽ bị áp đặt mức thuế chống trợ giá rất cao, có khả năng khiến họ không thể xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Sau đó, DOC sẽ chọn 2-3 hoặc 4 nhà xuất khẩu Việt Nam lớn nhất làm “bị đơn bắt buộc”. Các bị đơn bắt buộc này sẽ tiếp tục nhận được bảng câu hỏi chi tiết liên quan đến thuế chống trợ giá và phải trả lời. DOC sẽ kiểm tra các cơ sở của các bị đơn bắt buộc. Nếu điều tra xác định có trợ cấp, DOC sẽ áp đặt một khoản thuế chống trợ giá bổ sung trên hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ như đang áp dụng đối với thuế chống bán phá giá.

P.V

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 367


Hôm nayHôm nay : 45671

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 659622

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70886937