23:53 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trung Quốc: Chăn nuôi heo nhiều biến động

Thứ năm - 04/10/2018 20:36
Nhà sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới WH Group buộc phải đóng cửa một nhà máy giết mổ lớn do các nhà chức trách Trung Quốc đang nỗ lực ngăn chặn sự lan rộng của bệnh cúm heo châu Phi (ASF). Trong khi đó, Beijing Dabeinong Technology, Công ty chăn nuôi heo lớn của Trung Quốc cũng đang lâm vào tình trạng trì trệ do chi phí sản xuất tăng.

Lo lắng về ASF

Ngày 18/8, trong một nỗ ngực ngăn chặn ASF lan rộng, chính quyền TP Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam đã ra lệnh cho Henan Shuanghui Investment & Development, một đơn vị thành viên của Tập đoàn sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới WH Group đóng cửa trong 6 tuần, sau khi phát hiện 30 con heo chết ở nhà máy này vì ASF. 


Sự căng thẳng về bệnh cúm heo châu Phi khiến người chăn nuôi Trung Quốc lo lắng     Ảnh: Static.agcanada
  

Theo Reuters, mệnh lệnh được đưa ra sau khi nhà chức trách phát hiện vụ bùng phát dịch bệnh ASF thứ 2 tại Trung Quốc chỉ trong vòng 2 tuần. Vụ bùng phát dịch bệnh thứ 2 được phát hiện ở đàn heo ở TP Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, cách 1.000 km với nơi bùng phát dịch bệnh ASF đầu tiên xuất hiện, TP Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), ASF thường gây tử vong cho heo và chưa có vaccine để phòng bệnh cũng như thuốc để điều trị nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 

Công ty Henan Shuanghui Investment & Development cho biết, đã tiêu hủy 1.362 con heo tại nhà máy giết mổ ở TP Trịnh Châu. Những con heo bị nhiễm bệnh đã được vận chuyển qua quãng đường 2.300 km bằng đường bộ từ một thị trường gia súc sống ở TP Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang, đi qua các khu vực có mật độ nuôi heo cao đến tỉnh Hà Nam. 

Trước đó, Chính quyền tỉnh Liêu Ninh cũng đã tiêu hủy hơn 8.116 con heo sau khi vụ bùng phát dịch bệnh ASF đầu tiên được phát hiện tại một trang trại ở TP Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh cách đây 2 tuần. 

Ngày 19/8, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc xác nhận đã có 88 con heo bị chết do ASF tại TP miền Đông Liên Vân Cảng thuộc tỉnh Giang Tô. Ngày 24/8, Trung Quốc tiếp tục báo cáo đợt bùng phát ASF ở thành phố ven biển Ôn Châu, phía Đông tỉnh Chiết Giang với hơn 400 con heo bị chết. Đây là đợt bùng phát dịch cúm heo thứ 4 tại Trung Quốc chỉ trong vòng 1 tháng, khiến lo ngại rằng ASF sẽ lan rộng khắp đàn heo chăn nuôi tại nước này. Tính đến thời hiện tại, Trung Quốc đã tiêu hủy hơn 20.000 con heo do ASF. 

Trong những năm gần đây, cuộc chạy đua xây dựng các trang trại nuôi heo khổng lồ ở vành đai trồng ngô ở Đông Bắc Trung Quốc đã làm gia tăng lượng heo được vận chuyển khắp đất nước từ các trang trại đến thị trường để giết mổ và chế biến ở phía Nam Trung Quốc. Điều này tạo ra thách thức lớn đối với Chính phủ Trung Quốc trong nỗ lực khống chế nguy cơ lây lan của các dịch bệnh liên quan đến heo. 

  

Giá heo giảm

Chenjun Pan, nhà phân tích ngành protein động vật tại Rabobank cho rằng, sẽ có nhiều đợt bùng phát bệnh xảy ra trong những tuần tới. “Tác động sẽ rất lớn. Nông dân sản xuất nhỏ sẽ phải bán tháo đàn heo, đẩy giá thịt heo giảm”. Đồng quan điểm, Alice Xuan, nhà phân tích của Công ty Shanghai JC Intelligence nói: “Trong ngắn hạn, sẽ xuất hiện cơn bán tháo heo”. 

Giá thịt heo tại thị trường Trung Quốc đang giảm do các lo ngại về dịch bệnh ASF sẽ khiến nhu cầu thịt heo suy giảm. Theo hãng Phân tích dữ liệu hàng hóa Mỹ - Trung, ngày 17/8/2018, giá thịt heo trung bình tại Trung Quốc là 13,97 Nhân dân tệ/kg (2,03 USD/kg), giảm 0,7% so ngày trước đó. Tại các tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc và Hồ Nam, giá heo sống trung bình giảm mạnh hơn, với mức giảm 1,4%. Thêm vào đó, người tiêu dùng tại Trung Quốc cũng đang tỏ ra lo ngại về an toàn thực phẩm khi tiêu dùng thịt heo, loại thịt được ưa thích của người dân nước này. 

  

Gặp khó về chi phí

Không chỉ đối diện với lo ngại về dịch bệnh, nhiều công ty hoạt động trong ngành chăn nuôi heo Trung Quốc cũng đang lâm vào tình trạng đình trễ do chi phí sản xuất tăng, điển hình như Beijing Dabeinong Technology - một trong những công ty chăn nuôi heo và sản xuất TĂCN lớn nhất Trung Quốc 

Công ty cho biết, kết quả hoạt động kinh doanh quý II yếu kém do chi phí nguyên liệu TĂCN tăng mạnh, đặc biệt là đậu tương. Các thông tin trên khẳng định thêm những lo ngại của ngành chăn nuôi heo tại Trung Quốc về tình trạng mở rộng quá nhanh trong những năm gần đây, gây ra tình trạng dư cung khi tăng trưởng nhu cầu chậm lại. 

Các phát biểu của Beijing Dabeinong Technology không đề cập tới cuộc chiến thương mại đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng các kết quả kinh doanh đã nói lên tác động của tranh chấp thương mại này do thiếu nhập khẩu đậu tương Mỹ làm giảm cung và đẩy giá TĂCN tăng. Giá bột đậu tương tương lai chạm mức cao kỷ lục trong tháng 4/2018 do căng thẳng thương mại chuyển biến tồi tệ và tuần trước, giá bột đậu tương cũng chỉ thấp hơn mức cao kỷ lục trên 1 NDT. 

Theo tính toán của Reuters dựa trên các kết quả kinh doanh công bố nửa đầu năm 2018, mức thua lỗ trước thuế của Beijing Dabeinong Technology trong quý II/2018 là 76,9 triệu NDT (11,2 triệu USD), so với mức lợi nhuận 386,3 triệu NDT trong cùng kỳ năm 2017 và 227,4 triệu NDT trong quý I/2018. Đây là lần thua lỗ đầu tiên kể từ năm 2013. Mảng kinh doanh TĂCN vốn mang lại doanh thu lớn nhất cho Beijing Dabeinong Technology thì lợi nhuận ròng trong nửa đầu năm 2018 cũng giảm do chi phí nguyên liệu TĂCN tăng. Báo cáo này được công bố trước khi xảy ra dịch bệnh ASF. 

>>  ASF được phát hiện ở châu Phi, Nga và Đông Âu nhưng trước đây chưa bao giờ xuất hiện ở Đông Á. Đây là một trong những dịch bệnh gây tàn phá lớn nhất đối với các đàn heo, xuất hiện ở các trang trại nuôi heo lẫn heo rừng. Dịch bệnh được truyền thông qua ve bét hoặc do tiếp xúc trực tiếp giữa các động vật. Nó cũng có thể lây lan qua nguồn thực phẩm bị nhiễm bẩn, TĂCN và cả các du khách quốc tế.

  


 

Phương Ngọc

(Tổng hợp từ Reuters)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 796

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 793


Hôm nayHôm nay : 61745

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1483591

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74530562