Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính sản phẩm sắn Việt Nam.
Các doanh nghiệp không nên chỉ dừng lại buôn bán, làm việc với những đối tác thuộc các tỉnh sát biên giới Việt Nam mà cần đẩy mạnh thâm nhập sâu hơn vào nội địa TQ, đưa hàng tới tận nơi có nhu cầu. Tuy nhiên, ông Phạm Tất Thắng lưu ý: Ngay cả khi XK trực tiếp cho các khách hàng lớn nằm sâu trong nội địa TQ, doanh nghiệp cũng phải hết sức cẩn trọng xác minh thông tin đối tác. Tốt nhất là phải thông qua những DN trong nước có kinh nghiệm, đã làm việc lâu năm hoặc tìm những đối tượng tin tưởng bảo lãnh ở vùng biên giới chứ không nên liều lĩnh.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phân tích rõ hơn: Tỷ trọng XK của nhóm hàng nông sản, thủy sản (bao gồm cả gạo) chiếm tỷ trọng hơn 31% trong tổng kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam sang TQ và chiếm gần 21% trong tổng kim ngạch XK nhóm hàng này của cả nước. Nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam xuất sang TQ với tỷ trọng lớn như gạo, cao su, trái cây…; trong đó riêng lúa gạo và cao su, kim ngạch xuất khẩu sang TQ chiếm khoảng 40%. Đối với các sản phẩm nông sản khác như thanh long, bột sắn, dưa hấu, vải thiều thị trường TQ chiếm tới 80 – 90% tỷ trọng XK của Việt Nam. Điều này cho thấy, dù gì thì Việt Nam cũng phải tiếp tục "làm ăn" với TQ.
Theo bà Chi Lan, để tránh phụ thuộc và bị động, các doanh nghiệp Việt Nam cần linh hoạt trong XK, đừng nhìn vào cái lợi trước mắt. Về lâu dài, Việt Nam phải bắt tay ngay vào việc tái cơ cấu tổng thể nền nông nghiệp. Các nhà sản xuất trong nước phải tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm. Với lợi thế về nguồn cung cộng với chất lượng, Việt Nam dễ dàng giành thế chủ động đàm phán để cung ứng sản phẩm cho thị trường hơn 1,3 tỷ dân. Có như vậy chúng ta mới tạo ra được mối quan hệ thương mại công bằng, nâng cao giá trị sản phẩm, tránh bị ép giá.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn