11:27 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vì sao vốn cho vay đóng tàu khai thác xa bờ đạt thấp?

Thứ hai - 16/03/2015 05:12
Đã hơn nửa năm từ ngày Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản có hiệu lực thi hành nhưng mới chỉ có một vài ngư dân các tỉnh thành được vay vốn đóng tàu vỏ thép khai thác xa bờ. Một phần chậm trễ này cũng được cho là do chính ngư dân/chủ tàu!
Vốn vay của ngư dân/chủ tàu đề đóng tàu đánh bắt xa bờ còn thấp . Ảnh: TL

Vốn vay của ngư dân/chủ tàu đề đóng tàu đánh bắt xa bờ còn thấp . Ảnh: TL

Tại tỉnh Quảng Nam, đến ngày 12-3, Ngân hàng Đầu tư – Phát triển Việt Nam (BIDV) Quảng Nam mới ký cho khách hàng đầu tiên của tỉnh là chủ tàu cá tại huyện Thăng Bình vay vốn đóng tàu vỏ thép lưới rê, công suất 822CV. Tổng giá trị đầu tư của chiếc tàu này là 12,6 tỉ đồng, trong đó BIDV cho vay 93% giá trị, tương đương 11,7 tỉ đồng với thời hạn cho vay 11 năm.

Dự kiến tàu sẽ được đóng trong tháng 4 tới, sau khoảng 4 – 5 tháng sẽ hoàn thiện, bàn giao và đưa vào khai thác sử dụng. Tài sản thế chấp của ngư dân này chính là con tàu hình thành từ vốn vay; lãi suất cho vay được hỗ trợ theo hướng dẫn tại Nghị định 67.

Trước đó, BIDV đã ký hợp đồng cho vay đóng tàu khai thác xa bờ theo Nghị định 67 của Chính phủ tại các địa phương Thừa Thiên Huế, Bình Định, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong số này chỉ Bình Định có đến bốn ngư dân, chủ tàu được ký hợp đồng vay vốn, những địa phương còn lại mỗi tỉnh chỉ có một ngư dân đầu tiên được vay vốn của BIDV. Tính đến nay, tổng giá trị hợp đồng tín dụng cho vay theo Nghị định 67/2014 của BIDV là 109,4 tỉ đồng để đóng mới 8 con tàu, trong đó hầu hết là tàu vỏ thép.

Bên cạnh BIDV, một số ngân hàng thương mại khác cũng "hưởng ứng" cho ngư dân vay vốn theo Nghị định nói trên nhưng đến nay việc cho ngư dân và chủ tàu vay hiện nay chủ yếu là BIDV và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank). Tuy nhiên cũng giống như BIDV, số hợp đồng của Agribank cho ngư dân vay ở những địa phương hiện cũng giới hạn một hai hợp đồng tín dụng đầu tiên.

Ở tỉnh Quảng Ngãi, ngay khi Chính phủ có chính sách cho ngư dân vay vốn, nhiều ngư dân đã đăng ký vay vốn đóng tàu vỏ sắt, tàu vỏ gỗ lớn. Tuy nhiên, trao đổi với TBKTSG Online vào chiều thứ Sáu, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cho biết hiện tỉnh cũng chỉ mới có hai ngư dân đầu tiên được Agribank cho vay vốn để đóng tàu làm ăn...

Rõ ràng số hợp đồng tín dụng ngư dân vay của các ngân hàng ở các địa phương hiện nay còn đếm trên đầu ngón tay, trong khi theo chính sách của Chính phủ, số tàu đánh bắt xa bờ từ nay tới năm 2020 phải đạt 2.097 tàu đánh bắt và 205 tàu dịch vụ hậu cần. Điều này cho thấy cần đẩy mạnh hơn nữa việc vay và cho vay giữa ngư dân, chủ tàu với các ngân hàng.

Việc tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp, người dân khó khăn lâu nay nhiều doanh nghiệp thường đổ lỗi do phía cho vay là các ngân hàng thẩm định lâu và đòi tài sản thế chấp nên khó tiếp cận. Thế nhưng ở trường hợp này thì hoàn toàn lại ngược lại.

Theo lãnh đạo BIDV, với mục tiêu nhanh chóng đưa đồng vốn hỗ trợ theo Nghị định 67 đến với chủ tàu/ngư dân tại các địa phương vùng biển, BIDV đã phối hợp các Sở, ban ngành tại các địa phương trao đổi thông tin để có thể nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc và hỗ trợ tốt nhất cho bà con. Bên cạnh đó, các Chi nhánh BIDV cũng đến với từng chủ tàu/ngư dân có nhu cầu để hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn, đảm bảo đơn giản, công khai và minh bạch.

Thực tế ở những lần sơ kết đánh giá việc triển khai cho ngư dân vay vốn theo Nghị định 67 này cũng chỉ ra việc chậm giải ngân và chưa tiếp cận vốn của ngư dân/chủ tàu cũng không phải từ phía ngân hàng.

Nếu ở những tháng đầu tiên triển khai theo Nghị định 67/2014 này, việc ngư dân và chủ tàu chưa hoặc chậm tiếp cận được vốn được kết luận là do các địa phương cơ sở chậm phê duyệt danh sách đối tượng ngư dân/chủ tàu nào có thể vay vốn theo tinh thần của Nghị định thì giờ đây lại chính là ở người đi vay.

Trao đổi với TBKTSG Online, ông Phan Huy Hoàng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cho rằng trong thời gian qua các ngân hàng thương mại rất tích cực hỗ trợ các sở ban ngành của tỉnh hướng dẫn ngư dân/chủ tàu tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nhiều ngư dân, chủ tàu đang phân vân việc chọn loại tàu, mẫu tàu cho phù hợp và hiệu quả, dẫn đến chậm trễ.

Điều này cũng xảy ra đối với ngư dân/chủ tàu của tỉnh Bình Định. Đây là tỉnh đầu tiên trên cả nước hợp tác với BIDV trong quá trình chuẩn bị xây dựng và triển khai Nghị định 67. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phân bổ cho tỉnh Bình Định là 305 tàu. Nhưng đến đầu tháng 2 rồi, mới có 37 khách hàng được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt danh sách đủ điều kiện vay vốn đợt 1 (mới được 12% trên tổng số tàu được phân bổ). Trong đó, 23 khách hàng đã đăng ký vay vốn tại BIDV. BIDV đã tiếp cận hầu hết các khách hàng trên và đến nay mới chỉ có 4 khách hàng đầu tiên của tỉnh hoàn thiện và thực hiện hợp đồng tín dụng vay vốn.

Theo BIDV khó khăn hiện nay là ở phía ngư dân/chủ tàu vì còn nhiều khách hàng của tỉnh Bình Định đang trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn mẫu tàu cũng như cơ sở đóng tàu phù hợp dù BIDV đã giới thiệu tới chủ tàu/ngư dân các cơ sở đóng tàu uy tín, có giá cả phù hợp.

Đây cũng là khó khăn chung trong quá trình triển khai Nghị định 67 tại nhiều địa phương trên cả nước đã được BIDV tổng hợp báo cáo Chính phủ, đề xuất các giải pháp tháo gỡ. Trong thời gian tới, các khó khăn này sẽ được tháo gỡ để Nghị định 67 được triển khai thông suốt trên toàn quốc.

Một tín hiệu rất khả quan, tích cực, tạo đà cho việc triển khai Nghị định 67 nhanh chóng và đồng bộ trên địa bàn cả nước là Chính phủ đã tổ chức cuộc họp do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì vào ngày 28-1-2015 với sự tham dự của các Bộ, ngành liên quan, NHNN, đại diện các NHTM để bàn về tình hình triển khai Nghị định 67.

Trên cơ sở những đề xuất, kiến nghị của các ngân hàng, các nút thắt trong quá trình triển khai Nghị định 67 đã được Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương nhanh chóng có các biện pháp tháo gỡ. Trong thời gian tới, dự kiến kết quả triển khai sẽ thực sự khởi sắc và nguồn vốn tín dụng hỗ trợ của Nghị định 67 sẽ đến được với nhiều bà con ngư dân.

Cũng tại cuộc họp này, đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng cho rằng hiện chỉ 12 tỉnh, thành phố phê duyệt chủ tàu cá được vay vốn là ít và đề nghị các địa phương cần phải làm sớm danh mục này để các ngân hàng tiếp cận, giải ngân vốn. Hiện nguồn vốn thực hiện Nghị định 67/2014 được các NHTM Nhà nước cam kết dành 14.000 tỉ đồng, các ngân hàng đã chủ động tiếp cận người vay vốn, lập các tổ công tác để hướng dẫn bà con thực hiện hồ sơ thủ tục cần thiết...

Tiền vốn đã sẵn. Ngành nào cũng bày tỏ “sẵn sàng” hỗ trợ ngư dân đóng tàu vươn khơi.

Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7-2014 của Chính phủ tập trung vào các chính sách hỗ trợ cho ngư dân khai thác hải sản xa bờ như cho vay đóng tàu, nâng cấp tàu đánh bắt, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá có công suất lớn, trong đó có cho vay để mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ đánh bắt, bảo quản... cho vay vốn lưu động để trang trải các chi phí...

Nghị định trên đã quy định nhiều chính sách hỗ trợ cho ngư dân để đánh bắt xa bờ. Ví dụ, chủ tàu được vay tối đa từ 70% đến 95% tổng giá trị đầu tư đóng tàu, nâng cấp tàu (bao gồm cả máy móc, ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải, máy móc thiết bị bảo quản hải sản, bảo quản hàng hóa, bốc xếp hàng hóa), tùy thuộc vào chất liệu của vỏ tàu và tổng công suất máy chính.

Thời hạn cho ngư dân vay là 11 năm. Phương thức, thủ tục cho vay thuận tiện, phù hợp; tài sản bảo đảm là chính con tàu được đóng bằng vốn vay.

Ngư dân chỉ phải trả lãi suất từ 1- 3%/năm tùy thuộc vào chất liệu của vỏ tàu và tổng công suất máy chính đối với tàu đóng mới, nâng cấp. Riêng năm đầu tiên ngư dân được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc. Nhà nước sẽ hỗ trợ lãi suất cho ngư dân đóng mới, nâng cấp tàu từ 4 - 6%/năm tùy thuộc loại tàu và công suất máy.

Chương trình này cũng cho vay vốn lưu động lên tới 70% chi phí cho chuyến đi biển hoặc giá trị cung cấp dịch vụ hậu cần trên biển. Mức lãi suất cho vay trong năm đầu tiên là 7%/năm.

Hiện tại, số lượng tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên có thể đánh bắt xa bờ chỉ có khoảng 28.248 chiếc, chiếm 24,5% tổng số tàu cá.

theo thesaigontimes
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 88


Hôm nayHôm nay : 16356

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 16356

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73063327