05:21 EDT Thứ bảy, 18/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xuất khẩu thủy sản: Mấu chốt nằm ở giá

Thứ tư - 06/05/2015 10:48
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước trong quí 1-2015 sụt giảm đến 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái do nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là không cạnh tranh được về giá.
Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản phải cắt giảm tối đa chi phí trung gian. Ảnh Trung Chánh

Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản phải cắt giảm tối đa chi phí trung gian. Ảnh Trung Chánh

Tôm, cá tra “dắt nhau” đi xuống

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kết thúc quí 1-2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước đạt trên 1,36 tỉ đô la Mỹ, giảm đến 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tôm và cá tra - hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực có mức giảm khá mạnh.

Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước trong ba tháng đầu năm 2015 đạt 798 triệu đô la Mỹ, giảm 28,1% so với cùng kỳ (riêng xuất khẩu sang Mỹ giảm đến 55,8%). Còn cá tra đạt gần 357 triệu đô la Mỹ, giảm trên 12,6%.

Đối với mặt hàng tôm, theo lý giải của VASEP, đơn giản vì giá của Việt Nam cao hơn so với Indonesia và Ấn Độ. Ví dụ, tại thị trường New York (Mỹ) vào ngày 17-4-2015, giá tôm loại U-12, xuất xứ từ Việt Nam có giá 12,2 đô la Mỹ/pound (1 pound bằng 453 gam), trong khi của Indonesia và Ấn Độ chỉ trên dưới 10,5 đô la Mỹ/pound. Vì vậy các nhà nhập khẩu đã mua hàng của hai nước này thay vì của Việt Nam như trước đó.

Còn theo phân tích của một số doanh nghiệp, đồng đô la Mỹ tăng giá so với các loại tiền tệ khác nên một số nước xuất khẩu lớn đã đồng loạt đẩy mạnh bán hàng vào Mỹ làm nguồn cung dồi dào, cho nên phía Mỹ “ép” giá nhập khẩu xuống. 

Trong khi đó, đồng yen Nhật lại mất giá so với đô la Mỹ cũng khiến xuất khẩu tôm sang thị trường này trong quí 1-2015 giảm mạnh, chỉ đạt trên 103 triệu đô la Mỹ, giảm 27,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tương tự, những biến động tỷ giá cũng khiến xuất khẩu tôm Việt Nam sang một số thị trường trọng điểm khác sụt giảm trong quí đầu năm nay. Chẳng hạn kim ngạch bán sang Hàn Quốc chỉ đạt trên 51 triệu đô la Mỹ, giảm 19,5% so với cùng kỳ; sang Úc đạt trên 22 triệu đô la Mỹ, giảm 40,7%; sang EU đạt trên 108 triệu đô la Mỹ, giảm 3,1%...

Đối với cá tra, bên cạnh lý do đồng euro mất giá mạnh so với đô la Mỹ khiến EU giảm mua (kim ngạch xuất khẩu cá tra sang EU trong quí đầu năm 2015 đạt trên 68 triệu đô la Mỹ, giảm 17,7% so với cùng kỳ), thì việc Brazil ban hành lệnh tạm ngưng cấp giấy phép nhập khẩu mới đối với thủy sản và các sản phẩm chế biến từ thủy sản hoặc sản phẩm đánh bắt có xuất xứ ở Việt Nam từ tháng 9-2014 cũng ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu chung của mặt hàng này.

Làm sao lấy lại đà phục hồi?

Tuy kết quả xuất khẩu thủy sản trong quí 1-2015 không mấy lạc quan nhưng qua tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với đối tác nhập khẩu tại “Triển lãm thủy sản toàn cầu lần thứ 21”- sự kiện hàng năm lớn nhất của ngành thủy sản thế giới - được tổ chức tại Brussels (Bỉ) từ ngày 21 đến 24-4 vừa qua, một số người trong cuộc khẳng định “nhu cầu của thị trường vẫn rất lớn, giá bán là vấn đề then chốt quyết định đến khả năng có giành được hợp đồng hay không”.

Trao đổi với TBKTSG, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, người trực tiếp tham dự sự kiện trên, cho biết tại triển lãm, các đối tác nhập khẩu vẫn đến gặp gỡ, trao đổi việc mua bán. Tuy nhiên, để đi đến thống nhất bằng một hợp đồng thì bị “đứng” lại ở khâu thương lượng về giá cả.
Bà Nguyễn Thị Ánh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Ngọc Xuân (Tiền Giang), cho biết nhu cầu nhập khẩu của thị trường châu Âu vẫn lớn và họ sẵn sàng mua tiếp nhưng bắt doanh nghiệp xuất khẩu phải hạ giá bán.

Theo ông Hòe, khó khăn chung của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước hiện nay là giá bán cao vì giá thành cao. Trong khi đó, giá bán của Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia…  lại cạnh tranh hơn. Ông khẳng định: “Muốn bán được thì bắt buộc doanh nghiệp trong nước phải có sản phẩm với giá cạnh tranh hơn”.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký VASEP, ngoài việc doanh nghiệp phải cắt giảm tối đa chi phí trung gian để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, thì Ngân hàng Nhà nước cũng cần có sự điều chỉnh lãi suất các khoản vay ngắn hạn xuống mức 5% để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu bởi mức lãi suất 7-8% hiện nay vẫn còn khá cao.

Một điểm đáng lưu ý khác đã diễn ra tại triển lãm lần này, theo ông Hòe, đó là có rất nhiều nước quan tâm hơn đến vấn đề xuất khẩu. “Nếu như trước đây một số quốc gia như Ấn Độ và một số nước Nam Mỹ như Chile tham gia triển lãm ở mức độ vừa phải, thì lần này họ làm với quy mô rất lớn. Có thể thấy khuynh hướng của họ bắt đầu hướng nhiều vào xuất khẩu. Điều này báo hiệu một sự cạnh tranh mới sẽ xuất hiện với ngành thủy sản Việt Nam”, ông Hòe nhận định.

theo TBKTSG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 242

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 241


Hôm nayHôm nay : 39328

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 937576

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61259533