19:58 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bệnh tiên mao trùng trên trâu bò

Chủ nhật - 24/06/2018 20:25
Đây là một trong những bệnh đường máu gây hại lớn trên đàn trâu bò, đặc biệt là bò sữa, bệnh thường phát sinh mạnh trong mùa nắng nóng do điều kiện thời tiết thuận lợi cho việc sinh sôi phát triển của ruồi, mòng hút máu truyền bệnh cho trâu, bò thậm chí gây chết trâu, bò nếu không chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân, đặc điểm

Bệnh do loại ký sinh trùng đơn bào T.evansi sống trong huyết tương có thể di động nhờ có đuôi roi. Chúng sinh sôi trong máu, tiết ra độc tố làm suy yếu và có thể giết chết con vật. Tuy nhiên khi ra khỏi cơ thể trâu, bò, tiên mao trùng nhanh chóng bị tiêu diệt vì điều kiện ngoại cảnh không thích hợp. 

tien mao trung

Biểu hiện

Bệnh thường biểu hiện ở thể mãn tính 

Trâu bò sốt 40 - 410C nhưng có cơn sốt gián đoạn, không theo quy luật. 

Con vật thiếu máu, suy nhược, ỉa chảy kéo dài nhưng vẫn ăn cỏ. Phù thũng là biểu hiện phổ biến: phù nề ở dưới hầu, dưới yếm da cổ, vùng bụng, mí mắt, bìu dái hoặc âm hộ. 

Một số ít có biểu hiện cấp tính với các dấu hiệu thần kinh, quay cuồng, run rẩy từng cơn, đi vòng tròn. 

Thường thì bệnh kéo dài hàng tháng, con vật nếu không chết thì sự hồi phục cũng chậm chạp và kéo dài. 

  

Phòng bệnh

Luôn giữ chuồng trại và khu vực chăn nuôi sạch sẽ. Thường xuyên thu gom phân chất thải để xử lý bằng biogas hoặc ủ nóng sinh học giảm thiểu chất thải trong chuồng nuôi. Phát quang bờ bụi và khơi thông các cống rãnh quanh chuồng và nơi chăn để côn trùng không có nơi cư trú. 

Định kỳ kiểm tra máu mỗi năm hai lần để phát hiện các loại ký sinh trùng đường máu. Thực hiện tiêm phòng bệnh cho trâu, bò vào thời điểm đầu mùa nắng nóng (Tháng 3 đến tháng 4). 

Diệt côn trùng hút máu và truyền bệnh (ve,mòng) bằng cách sử dụng thuốc diệt côn trùng. 

Cung cấp đầy đủ thức ăn thô xanh, nước uống sạch cho trâu, bò. Thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt để tăng sức đề kháng cho trâu, bò. 

  

Trị bệnh

Khi trâu, bò bị bệnh thì sử dụng thuốc có hoạt chất Berenyl (Azidin, Trypazen) để điều trị. 

Liều lượng và cách dùng: Theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc. 

Liệu trình: tiêm 1 liều duy nhất. Sau 15 ngày nếu súc vật bệnh chưa khỏi, chưa hết triệu chứng lâm sàng có thể tiêm lần thứ hai cũng liều lượng như trên. 

Vị trí tiêm: Tiêm chậm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu. 

Thuốc trợ sức: Để tăng sức đề kháng của trâu bò, giảm tình trạng sốc thuốc có thể truyền tĩnh mạch bằng dung dịch gluco 5% hoặc nước muối sinh lý, đồng thời trước khi tiêm Berenyl phải tiêm thuốc trợ tim mạch: Cafein hoặc long não. 

Hộ lý: trong thời gian điều trị cho trâu, bò nghỉ tại chuồng, nuôi dưỡng và chăm sóc tốt. 

  


 

Nguyễn Văn Hưởng 

(Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: trâu bò

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 252

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 249


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1123763

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72806472