10:26 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cấy lúa bằng máy để giảm giá thành sản xuất

Thứ năm - 03/08/2017 21:38
Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp phối hợp Trạm Khuyến nông huyện Thanh Bình tổ chức sơ kết mô hình “Sản xuất lúa áp dụng biện pháp cấy bằng máy để giảm giá thành sản xuất”. Được thực hiện tại Hợp tác xã Nông nghiệp Hòa Bình, ấp Bình Thuận, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, mô hình nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế từ việc ứng dụng máy cấy vào sản xuất lúa, đồng thời khuyến khích nông dân mạnh dạn thay đổi các tập quán sản xuất truyền thống sang áp dụng máy cấy.
Cấy lúa bằng máy để giảm giá thành sản xuất

Cấy lúa bằng máy để giảm giá thành sản xuất

Mô hình sử dụng máy cấy Kubota với khoảng cách hàng 30cm, cây cách cây là 18cm, bụi từ 5 - 7 tép; sản xuất giống lúa OM4900 với lượng giống 50kg/ha. Bên cạnh đó, mô hình áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM giúp lúa đạt chất lượng cao hơn, giảm hàm lượng thuốc trừ sâu trong hạt lúa.

Về hiệu quả kinh tế, đến cuối vụ tiến hành lấy năng suất mẫu trước khi gặt 2 ngày; ước sản lượng khoảng 7 tấn, cao hơn gần 1,5 tấn so với đối chứng bằng phương pháp sạ lan truyền thống. Ước tính thu nhập từ mô hình cấy cao hơn so với ruộng đối chứng khoảng 6 triệu đồng/ha, mặc dù chi phí ban đầu cao hơn 1,5 triệu đồng/ha.

Qua mô hình, nông dân nhận thấy những ưu điểm như: chủ động trong việc xuống giống, ít chịu ảnh hưởng bởi thời tiết, dễ cấy dặm và khử lẫn; hạn chế sâu bệnh và ngộ độc hữu cơ, lúa cứng cây, hạn chế tối đa việc đổ ngã.

Do là nơi ứng dụng đầu tiên trong vùng nên mô hình còn gặp khó khăn trong khâu quản lý nước và cỏ, mặt ruộng chưa bằng phẳng dẫn đến chi phí nhân công cấy dặm và làm cỏ còn nhiều.

Từ hiệu quả thiết thực của mô hình, nhiều nông dân hứa sẽ chuyển đổi sang cấy máy trong vụ tới.

Dịp này, bà con nông dân cũng đề nghị Trung tâm Khuyến nông thực hiện thêm nhiều mô hình với giống lúa khác, thử nghiệm nhiều khoảng cách cấy nhằm so sánh chặt chẽ hơn, giúp nông dân nhận định được quy trình và lựa chọn mật độ cấy phù hợp nhất với từng địa phương.

Nguồn: Báo Đồng Tháp Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: sản xuất

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 216


Hôm nayHôm nay : 32592

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 260181

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73307152