14:37 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lại ồ ạt bỏ lúa trồng cam sành

Thứ năm - 05/09/2013 04:56
Ông Phan Văn Em, Phó Chủ tịch UBND xã Thông Hòa (Cầu Kè, Trà Vinh) cho biết: Từ năm 2011 đến nay toàn xã có 234 ha đất lúa màu mỡ được nông dân chuyển sang trồng cam sành do giá lúa rẻ, giá cam cao.

Nông dân còn cho người tỉnh khác đến mướn đất trồng cam sành với giá 40 triệu đ/ha/5 năm. Việc tự phát chuyển đổi đất lúa và cho mướn đất trồng cam ồ ạt ảnh hưởng đề án quy hoạch vùng lúa chất lượng cao của tỉnh.

Để chuyển đổi 1 ha đất lúa sang trồng cam sành đến khi thu hoạch phải đầu tư ít nhất 250 triệu đ/ha. Nguồn vốn này hầu hết bà con phải vay ngân hàng. Nếu cây cam sành sau 3 năm trồng thu hồi đủ vốn thì năm thứ 4, thứ 5 thu trên 600 - 700 triệu đ/ha. Trong khi đó cam sành rất khó trồng, dịch bệnh luôn ảnh hưởng đến năng suất.


Đất lúa được nông dân chuyển sang trồng cam sành

Theo thống kê toàn xã có hơn 21 ha cho mướn đất trồng cam. Đây là vấn đề địa phương rất lo. Nếu giữ lại bờ bao để trồng cam sành thì sẽ không tốt, còn san xuống trồng lúa thì trong 3 năm đầu sẽ không đạt năng suất. Khó khăn đặt ra cho những nông dân chuyển đổi đất lúa sang trồng cam sành nếu không có hiệu quả và những hộ cho mướn đất bị trả lại.

Hiện tại, ấp Ông Chích, ấp Gạch Nghệ được xem là vùng trồng cam sành có hiệu quả nhưng cũng chỉ khoảng 50% diện tích ăn chắc, còn lại thì bấp bênh; có người không thu hồi được vốn. Những người trồng cam sành năm 2011 thì có ăn, những người trồng từ năm 2012 về đây thì hiệu quả thấp do dịch bệnh hoành hành trên diện rộng.

Xã đang tuyên truyền nông dân chuyển sang trồng cam sành cần phải đảm bảo cho hộ trồng lúa kế bên. Tuy nhiên, do trồng lúa bị trồng cam "bao vây", không còn đường đưa cơ giới vào thu hoạch đành phải... trồng cam. Những người không thạo trồng cam sành thì chọn giải pháp cho mướn đất 5 năm.

Ông Nguyễn Thanh Xuân, Bí thư Chi bộ ấp Trà Ốt nói: Nhiều người dân muốn giữ cây lúa cũng không được vì nước bơm lên ruộng bị rò rỉ sang vườn cam. Trồng lúa mà không giữ đủ nước thì làm sao có năng suất cao?

Nhà ông Bé có 1,2 ha đất trồng lúa nhưng đang bị vườn cam bao vây, bơm nước lên ruộng thì nước rút sang vườn cam kế bên hết sạch. Lớp nào bị chuột cắn phá, vườn cam chắn gió lúa cũng không đạt năng suất cao. Ông Bé rất băn khoăn không biết trồng lúa hay cam? Trong những hộ đã chuyển đổi đất lúa sang trồng cam thì hiệu quả chỉ đạt khoảng 50%, số còn lại rất bấp bênh.

Còn ông Lê Quang Sơn, ấp Trà Ốt nói: Năm 2011, 5.000 m2 đất lúa bị vườn cam bao vây. Bí quá phải bấm bụng chuyển sang trồng cam sành, cây được 18 tháng tuổi đang ở ngưỡng "5 ăn 5 thua".

Ông Nguyễn Thanh Xuân cho biết thêm: Nhiều người cho mướn đất 5 năm với giá 40 triệu đ/ha. Tiền nhận một lần xài dần cũng hết. Nếu cứ cái đà này thì sau 5 năm tỷ lệ hộ nghèo sẽ tăng trở lại là khó tránh khỏi.
 

Nguồn: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 365

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 360


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1068893

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71296208