07:57 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Miền bắc, miền trung gồng mình chống rét

Thứ ba - 26/01/2016 21:20
Mấy ngày nay, đợt rét kỷ lục trong vòng mấy chục năm qua đã gây nên hiện tượng băng tuyết bất thường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, đảo lộn cuộc sống sinh hoạt của người dân. Hiện các địa phương, nhất là các tỉnh miền núi đang cấp bách triển khai những biện pháp đối phó, nỗ lực giảm thiệt hại, bảo vệ sản xuất và đời sống người dân.
Băng tuyết phủ dày khu vực bản Buộc Mú, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Ảnh: BẰNG TRẦN Font Size:     |

Băng tuyết phủ dày khu vực bản Buộc Mú, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Ảnh: BẰNG TRẦN Font Size: |

Băng tuyết trắng xóa vùng cao Nghệ An

Tại Nghệ An, các bản Buộc Mú, xã Na Ngoi, bản Đống Trên, Đống Dưới, xã Tây Sơn và nhiều bản xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn; xã Tri Lễ, Nậm Nhoóng, huyện Quế Phong, băng tuyết phủ dày trên núi, các vùng bản. Băng tuyết trắng xóa miền rẻo cao.


Với độ cao khoảng 1.500 m, hai bản Đống Trên và Đống Dưới có khoảng 60 hộ đồng bào Mông sinh sống, nằm trên dãy Pù Lon, những ngày này chìm trong băng tuyết. Các hoạt động ngưng trệ, các loại cây trồng, vật nuôi bị đe dọa nghiêm trọng. Bể nước cũng đóng băng, người dân không thể lấy nước để phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Tại các xã vùng cao, như Tam Hợp (Tương Dương), Na Ngoi, Nậm Cắn, Tây Sơn, Mường Lống, Huồi Tụ (Kỳ Sơn)… nhiệt độ xuống thấp, từ 0 đến -1oC, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của bà con. Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Bùi Trầm cho biết, đến ngày 26-1 đã có chín con trâu, bò ở xã Nậm Cắn và Mường Lống bị chết. Theo UBND huyện Quế Phong, trên địa bàn huyện có gần 80 con trâu, bò bị chết.

Ở đồng bằng, giá lạnh cũng làm đảo lộn cuộc sống của người dân và ảnh hưởng lớn đến cây trồng, vật nuôi. Tại thành phố Vinh, trong ba ngày qua, từ buổi chiều, tại những cửa hàng hoa phục vụ Tết Nguyên đán Bính Thân, người dân phải đốt lửa chống rét cho người và hoa Tết. Trong những ngày giá rét, huyện Đô Lương đã triển khai việc phòng, chống rét cho đàn gia súc rất hiệu quả. Để trâu, bò được an toàn, các gia đình vệ sinh chuồng trại khô ráo, đốt lửa giữ ấm cho bò. Huyện chỉ đạo các xã, trạm thú y, trạm khuyến nông mở các lớp tập huấn cho các hộ chăn nuôi cách phòng, chống rét cho trâu, bò và làm thức ăn dự trữ. 

Trưởng trạm Thú y huyện Nghi Lộc Trần Quốc Cường cho biết: "Huyện có gần 38 nghìn con trâu, bò, 45 nghìn con lợn, hơn hai triệu con gia cầm. Để bảo vệ đàn vật nuôi, ngoài việc hướng dẫn các hộ chăn nuôi tăng cường khẩu phần ăn cho gia súc, trạm cung ứng cho các địa phương 2.000 liều vắc-xin để tiêm phòng dịch, khuyến cáo bà con tổng dọn vệ sinh chuồng trại”. 

Trước sự bất thường của thời tiết, ngày 22-1, UBND tỉnh Nghệ An đã có Công điện khẩn về chống rét cho cây trồng, vật nuôi. UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, giám đốc các sở, ban, ngành, thủ trưởng các đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo nông dân tuyệt đối không gieo cấy lúa từ ngày 23-1 đến 27-1 và những ngày nhiệt độ xuống dưới 15oC. Đối với cây rau màu, không gieo trồng đến ngày 27-1 và những ngày nhiệt độ xuống thấp, đồng thời chuẩn bị tốt các khâu làm đất, giống, phân bón để khi trời ấm thì tiến hành gieo trồng, bảo đảm kịp thời vụ; không chăn thả, sử dụng trâu bò cày kéo vào những ngày giá rét; thực hiện che chắn chuồng trại và cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho đàn gia súc; chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho đàn gia súc sau đợt rét đậm, rét hại, phòng, chống dịch bệnh nhất là những vùng ổ dịch cũ của dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng. UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, bảo vệ, phòng, chống rét với từng loại cây trồng, vật nuôi; chỉ đạo Chi cục Thủy lợi phối hợp các công ty thủy nông điều tiết nước hợp lý, bảo đảm tốt việc chống rét…

Lào Cai chìm trong giá rét

Theo Đài Khí tượng - Thủy văn Lào Cai, trận băng tuyết xảy ra trong hai ngày 24 và 25-1 là trận băng tuyết mạnh và lớn nhất trong vòng hơn 50 năm qua ở miền bắc, có tới 58 xã ở bảy huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai là: Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà, Mường Khương, Văn Bàn, Bảo Yên và Si Ma Cai bị tuyết che phủ, với độ dày từ 6 đến 10 cm trên mặt đất. Mưa tuyết đã gây ách tắc giao thông, thiệt hại lớn về sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng sức khỏe của người dân.

Sáng 26-1, chúng tôi ngược quốc lộ 4D, lên Sa Pa. Dọc đường, những chiếc xe máy treo lủng lẳng những xâu thịt trâu chạy chở xuống TP Lào Cai. Bắt đầu từ đèo Tắc Cô trở lên, sương mù mịt, mưa nhỏ, rét buốt tay, nhưng ven đường cứ một đoạn lại bắt gặp những người dân tộc Mông, Dao đứng bán thịt trâu. Vợ chồng chị Chảo Lở Mẩy, ở xã Sa Pả, cõng hai đùi trâu từ bản Giàng Tra ra ven quốc lộ 4D, đứng bán từ sáng sớm đến gần trưa được chưa nổi ba triệu đồng. Tôi nhẩm tính, có bán hết số thịt này, chị Mẩy cũng chỉ được khoảng hơn chục triệu đồng, mất đứt hơn nửa số tiền nếu bán con trâu còn sống. Như chị còn vớt vát được đôi chút, chứ như ông Sùng A Vàng và ông Sùng A Giả ở xa đường, xa chợ, thì chỉ còn cách cho bớt anh em, hàng xóm và treo lên gác bếp để khô ăn dần… Chúng tôi đến tổ 14, thị trấn Sa Pa, ở khu vực Thác Bạc, gần đỉnh đèo Ô Quý Hồ, nơi nhiệt độ xuống âm 4,2oC, tuyết rơi dày hàng chục cm. Đứng bên vườn rau cải cao cấp, chuẩn bị xuất bán trong dịp Tết, đang mơn mởn xanh tươi, giờ đã giập nát do băng tuyết vùi lấp, chị Phạm Thị Liên đau xót: “Dự định thu hoạch hàng tấn rau cải ngọt, cải thảo, su hào sạch để bán Tết, giờ mất trắng. Theo thống kê của Phòng kinh tế Sa Pa, băng tuyết đã làm chết hơn 100 con trâu, chủ yếu là trâu già và nghé non, hư hỏng 170 ha rau, hoa cao cấp và cây dược liệu có giá trị.

Ở huyện vùng cao biên giới Bát Xát, băng tuyết phủ trắng các xã: Ý Tý, Ngải Thầu, A Lù, Sảng Ma Sáo, Mường Hum, Dền Thàng, Trung Lèng Hồ… Tuyết rơi dày từ 8 đến 10 cm trên mặt đất, vùi lấp hơn 1.300 ha thảo quả và khoảng 50 ha cây dược liệu đương quy ở xã Pa Cheo.

Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp chặt chẽ với chính quyền các huyện, xã vừa rà soát, thống kê thiệt hại, vừa tuyên truyền cho người dân tăng cường phòng, chống rét cho gia súc, gia cầm. Nhiều hộ dân chủ động thu gom, tích trữ rơm từ vụ mùa, trồng thêm cỏ làm thức ăn cho gia súc; hệ thống chuồng trại được gia cố, che chắn kỹ hơn, dần hình thành “thói quen” chống đói, chống rét cho gia súc. Đặc biệt, đồng bào dân tộc Mông, Dao ở xã Tả Phìn còn lập các tổ đổi công, giúp nhau làm nhà trình tường bằng đất để nhốt gia súc, tránh gió lùa, mưa rét. Mỗi chuồng trình tường đất rộng khoảng 12 m2, tường dày khoảng 40 cm, mái lợp phi-brô xi-măng, có cửa thông hơi, nên rất kín gió và giữ nhiệt tốt, có thể nhốt từ bốn đến sáu con trâu, bò. 

Đến nay, bà con nông dân các xã vùng cao của tỉnh đã di chuyển được 1.784 con trâu xuống vùng thấp, nơi có nhiệt độ ấm hơn, trong đó, Sa Pa di chuyển được hơn một nghìn con. Để phòng, chống rét hại cho cây trồng, bà con nông dân triệt để áp dụng các biện pháp truyền thống như: giữ nước ấm; dùng nước tưới rửa băng tuyết cho rau, hoa, cây dược liệu; tăng cường dùng ni-lông che chắn, lợp phủ cho cây trồng. Nhiều hộ trồng hoa lan ở Sa Pa đã di chuyển hàng chục nghìn giò lan xuống TP Lào Cai để tránh rét hại.
 

Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, tính đến 10 giờ sáng 26-1, băng tuyết, rét hại đã làm chết 209 con trâu, bò, dê; vùi lấp làm hư hại 4.473 ha rau, hoa, cây dược liệu các loại; che phủ 2.700 ha rừng mới trồng. Tổng thiệt hại, ước hơn 32 tỷ đồng.

 

Bài và ảnh: Minh Thư, Quốc Hồng
http://nhandan.com.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 223


Hôm nayHôm nay : 42465

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1048167

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72730876