15:59 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nếp cái hoa vàng: Bán rơm cũng kiếm bạc triệu

Thứ năm - 31/10/2013 22:05
Từ một giống lúa đặc sản nổi tiếng hàng trăm năm, tưởng chỉ còn là "vang bóng", nay nếp cái hoa vàng đã được ngành nông nghiệp Hà Nội triển khai thành vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, đem lại thu nhập khá cho nông dân.
Bán rơm cũng được 30 triệu đồng/ha

Ông Nguyễn Văn Công ở xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai cho biết: "Gia đình tôi năm nay cấy hơn 3 sào lúa nếp cái hoa vàng, hiện đang chuẩn bị thu hoạch, lúa rất đẹp, ít sâu bệnh, năng suất có thể đạt hơn 2 tạ/sào. Với giá bán trung bình 16.000 đồng/kg như năm ngoài thì gia đình tôi cũng thu được 3,4 triệu đồng/sào". Cũng theo ông Công, do là lúa đặc sản nên dù chưa chín, đã có nhiều thương lái đến hỏi "mua non" với giá 2 triệu đồng/sào để làm cốm, nhưng hầu hết người dân đều không bán.

Lãnh đạo Sở NNPTNT Hà Nội đi thăm mô hình lúa nếp cái hoa vàng tại xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai.
Lãnh đạo Sở NNPTNT Hà Nội đi thăm mô hình lúa nếp cái hoa vàng tại xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai.

Theo bà Bùi Thị Quyền - Trưởng thôn Song Khê, xã Tam Hưng, so với trước đây, mỗi sào nếp cái hoa vàng góp phần tăng thêm thu nhập của người dân khoảng 2 triệu đồng. Ngoài bán thóc, bà con còn bán được hơn 1 triệu tiền rơm/sào. "Rơm của lúa nếp cái hoa vàng cũng được những người làm chổi săn lùng, tính ra trồng 1ha lúa nếp cái hoa vàng, người dân có thể kiếm được hơn 30 triệu đồng từ bán rơm", bà Quyền nói.

Ông Đàm Văn Tân - Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Thanh Oai cho biết, mô hình canh tác lúa chất lượng cao nếp cái hoa vàng được ứng dụng theo phương pháp thâm canh lúa cải tiến (SRI), triển khai tại xã Tam Hưng từ năm 2012. "SRI là tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất lúa ở các tỉnh phía Bắc, đã được Bộ NNPTNT công nhận năm 2007. Với lúa nếp cái hoa vàng, năm 2012 chúng tôi cấy với mật độ 16 dảnh/m2, cho năng suất rất tốt, sang năm 2013, hầu hết người dân đều giảm mật độ xuống còn 11 dảnh/m2, thậm chí có ruộng còn thử nghiệm 4 dảnh/m2" - ông Tân cho biết. 

Cũng theo ông Tân, nhờ ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ kỹ thuật mà nếp cái hoa vàng trên địa bàn xã cho hiệu quả kinh tế cao vượt trội so với lúa thường, diện tích cấy năm 2013 tăng gấp đôi so với 2012, đạt 100ha. 

Hướng tới bền vững

Ông Kiều Văn Quy - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Tam Hưng, huyện Thanh Oai cho biết, năm 2012, chúng tôi áp dụng phương pháp SRI cấy với mật độ 16 dảnh/m2, năng suất đạt 190kg/sào (quy ra khoảng 53 tạ/ha), trong khi cấy 25 - 30 dảnh/m2 thì chỉ được 48 - 50 tạ/ha. "Kết quả cho thấy, mật độ cấy càng thưa, năng suất càng cao. Do đó, sang năm nay, toàn bộ 100ha lúa nếp cái hoa vàng của xã đều cấy mật độ 11 dảnh/m2. Ruộng thí nghiệm ở diện hẹp, 4 dảnh/m2 dự kiến cũng cho kết quả tốt, nhưng phải chờ thu hoạch, cân đong cụ thể mới so sánh được năng suất" - ông Quy nói.

"Hà Nội đã ứng dụng phương pháp thâm canh SRI cho khoảng 60.000ha lúa, trên tổng diện tích gieo cấy 100.000ha. Nếu tiếp tục SRI để nhân rộng diện tích lúa nếp cái hoa vàng và tám xoan, sẽ giảm được 500 tỷ đồng chi phí và tăng thêm 500 tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm" - ông Hoàng Thanh Vân - Giám đốc Sở NNPTNT TP. Hà Nội nói.

Ông Đỗ Danh Kiếm - Phó Chi cục trưởng Chi Cục BVTV Hà Nội cho biết, không chỉ đạt năng suất vượt trội, việc ứng dụng SRI với lúa nếp cái hoa vàng còn giúp giảm lượng thóc giống từ 70 - 90% so với cấy theo phương pháp truyền thống, lượng phân đạm cũng giảm 20 - 25%. Đặc biệt, phương pháp này còn giúp cây lúa thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, tránh được nhiều loại sâu bệnh, từ đó tăng lợi nhuận cho nông dân trung bình trên 2 triệu đồng/ha. 

Ông Nguyễn Duy Hồng - Chi Cục trưởng Chi Cục BVTV Hà Nội cho biết, tại cuộc họp về tái cơ cấu ngành nông nghiệp mới đây, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã nhấn mạnh, tái cơ cấu là làm thế nào để giúp nông dân nâng cao thu nhập từ chính hoạt động sản xuất nông nghiệp của họ. 

Hiện, một số mô hình của Hà Nội đã đạt được tiêu chí ấy, trong đó có mô hình lúa nếp cái hoa vàng. Mặt khác, giống lúa đặc sản này hiện chưa cung ứng đủ cho nhu cầu thị trường trong nước, thậm chí có nhiều tiềm năng xuất khẩu, nhưng chúng tôi cũng chỉ quy hoạch phát triển khoảng 3.500ha, chủ yếu ở 2 huyện Đông Anh, Thanh Oai để ổn định đầu ra.
Danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 259

Máy chủ tìm kiếm : 11

Khách viếng thăm : 248


Hôm nayHôm nay : 64662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1141209

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60149532