11:26 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nguy cơ tôm hùm nhiễm bệnh do vi khuẩn

Thứ năm - 08/08/2019 03:16
Đó là cảnh báo của Trung Giống và Kỹ thuật Thủy sản Phú Yên khi kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường nước cho thấy mật độ Vibrio tổng số vượt ngưỡng giới hạn cho phép, xảy ra ở các vùng nuôi Xuân Thịnh, Xuân Phương và Xuân Yên (TX Sông Cầu).
 
08-01-03_img_20190804_074913
Người nuôi tôm hùm cần tuân thủ khuyến cáo của cơ quan chức năng.

Do đó sẽ làm tăng nguy cơ vật nuôi dễ nhiễm bệnh do vi khuẩn. Người nuôi nên san thưa mật độ nuôi trong lồng, dãn khoảng cách giữa các lồng nuôi, tách những cá thể tôm nhiễm bệnh nuôi riêng, cần tăng cường vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, tạo sự thông thoáng cho lồng nuôi và vùng nuôi.

Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì lồng nuôi tại tầng giữa hoặc gần tầng mặt để tránh thiếu oxy cục bộ cho tôm nuôi, dùng lưới lan (hai lớp) che mát trên mặt lồng nhằm làm giảm cường độ ánh sáng và chống tôm bị stress, treo các túi vôi ở các góc lồng nhằm hạn chế tảo tàn do mưa dông (nhất là với thời tiết bất lợi như hiện nay), sát trùng môi trường nước, ổn định pH tạm thời … Trường hợp trời oi, đứng gió cần phải sục khí để cung cấp Oxy hòa tan cho tôm nuôi.

Ngoài ra, các hộ nuôi cũng phải thường xuyên theo dõi diễn biến môi trường, màu nước chú ý kiểm tra sự phân tầng của nước (nhiệt độ, độ mặn, ôxy hòa tan…), nhất là vùng nuôi Xuân Phương đang có nhiệt độ nước vượt ngưỡng giới hạn cho phép. Cũng như thường xuyên theo dõi hoạt động, sức khỏe tôm nuôi (nhất là khi trời nắng và đứng gió) để có những giải pháp xử lý kịp thời.

Nên lựa chọn nguồn thức ăn tươi, đảm bảo chất lượng, cần thiết sát trùng thức ăn bằng thuốc tím để đảm bảo an toàn cho vật nuôi. Định kỳ bổ sung các chế phẩm sinh học, vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi tránh các tác nhân gây bệnh. Người nuôi nên xuất bán khi tôm đạt kích cỡ thương phẩm; hạn chế thả nuôi mới; nên san thưa mật độ tôm nuôi… nhằm giảm bớt chi phí thức ăn, tránh những tổn thất khác do biến cố môi trường xảy ra...

Theo KIM SƠ/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 98

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 97


Hôm nayHôm nay : 49170

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1162212

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72844921