12:44 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhiều diện tích lúa hè thu chậm tiến độ

Thứ năm - 12/06/2014 03:19
Theo lịch thời vụ của UBND tỉnh, ngày 10/6 là thời hạn chót cho việc xuống giống vụ hè thu. Tuy nhiên, đến tận ngày 9/6, với nhiều lí do, rất nhiều cánh đồng tại các địa phương, việc làm đất gieo cấy vụ hè thu vẫn chưa được khởi động. Thậm chí còn nhiều diện tích lúa vụ xuân chưa được thu hoạch. Những diện tích lúa gặt muộn này, chủ yếu là giống ngoài cơ cấu IR 1820.

 

Cận kề thời hạn cuối cùng trong lịch thời vụ sản xuất hè thu năm 2014 của UBND tỉnh, đến ngày 9/6, không ít địa phương vẫn chưa thu hoạch xong lúa vụ xuân. Nhiều nơi, lúa vẫn chưa đủ chín để thu hoạch. Không chỉ với những địa phương có điều kiện sản xuất khó khăn, một số huyện có truyền thống trong sản xuất, thâm canh lúa cũng đang diễn ra tình trạng nhiều diện tích chưa được thu hoạch. Điều đáng nói, các diện tích lúa còn lại trên đồng vào thời điểm này chủ yếu là giống lúa dài ngày IR 1820.

Nhiều diện tích lúa hè thu chậm tiến độ
Nhiều diện tích lúa hè thu ở thành phố Hà Tĩnh chưa được gieo cấy. Trong ảnh: Cánh đồng khối phố Tân Tiến (phường Thạch Linh)

Đây là hệ quả của việc người dân không chấp hành chỉ đạo của ngành chức năng, tự mua giống IR 1820 để gieo cấy với số lượng lớn. Điển hình là ở một số địa phương của huyện Can Lộc, huyện từng tiên phong trong bỏ trà xuân sớm và xuân trung, tập trung làm trà xuân muộn và “nói không” với IR 1820”. Tiến Lộc, Xuân Lộc, thị trấn Nghèn... đến thời điểm này vẫn còn những vùng lúa xuân nguyên vẹn trên cánh đồng. Chị Nguyễn Thị Chinh (Tiến Lộc) cho biết, gia đình chị làm 8 sào ruộng thì có 4 sào giống mới và 4 sào giống IR 1820. Trong khi giống mới đã thu hoạch xong hơn chục ngày, thì diện tích IR 1820 vẫn chưa đủ chín. “Ở vùng đất thấp trũng này, vụ hè thu thường bị ngập lụt nếu không gieo cấy sớm. Bây giờ, lúa đang đầy đồng, không biết bao giờ mới xuống giống hè thu được. Chúng tôi như đang ngồi trên đống lửa” - chị Chinh lo lắng.

Không chỉ vướng yếu tố vụ xuân gặt muộn, nhiều diện tích vụ hè thu 2014 xuống giống chậm, không đảm bảo lịch thời vụ còn bởi yếu tố nguồn nước tưới. Mặc dù lượng nước trên các hồ chứa vẫn đủ khả năng tưới cho toàn bộ vụ hè thu; các công ty thủy lợi đang mở nước tối đa để phục vụ sản xuất nhưng do nắng nóng kéo dài, đất đai khô hạn; hệ thống kênh mương nội đồng xuống cấp nên nhiều địa phương vẫn chưa có nước tưới. Một số xã ở huyện Lộc Hà, Nghi Xuân; các xã vùng “tử địa” của Thạch Hà; các xã vùng cuối kênh của TP Hà Tĩnh..., mặc dù vụ xuân được thu hoạch khá sớm nhưng đến nay vẫn chưa thể tiến hành làm đất để gieo cấy vụ hè thu do đang phải chờ trời mưa hoặc chờ nước từ thượng nguồn.

Chị Đặng Thị Liên (khối phố Tân Tiến, phường Thạch Linh - TP Hà Tĩnh) cho biết, năm nào cũng vậy, mặc dù cánh đồng không xa kênh dẫn nước chính là mấy, nhưng do nhu cầu nước diễn ra đồng loạt tại các địa phương nên những cánh đồng cuối kênh phải chờ vùng thượng nguồn lấy nước xong mới đến lượt, mà có khi phải chờ hàng tuần.

Và như vậy, với thực tế này thì không chỉ ngày 10/6, mà ngay cả đến 20/6 - thời điểm được coi là báo động trong cơ cấu lịch thời vụ hàng năm, việc hoàn thành gieo cấy hè thu vẫn là một thách thức. Sản xuất hè thu - với không ít tai ương có thể gặp phải vào thời điểm cuối vụ, chỉ được dự báo là ăn chắc khi triển khai đảm bảo quy trình và đúng lịch thời vụ. Với việc tùy tiện trong sử dụng giống lúa và triển khai sản xuất ì ạch như hiện nay, thì nỗi lo của ngành nông nghiệp và các địa phương trước nguy cơ một vụ hè thu phải khó khăn giành giật với mưa lũ và không đảm bảo năng suất, sản lượng là hoàn toàn có cơ sở. Đây chính là bài học cũ nhưng luôn mới cho ngành chức năng và các địa phương trong quá trình tổ chức chỉ đạo và điều hành sản xuất.

Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh Nguyễn Trí Hà cho biết: Đến ngày 9/6, toàn tỉnh gieo cấy được 21.016 ha, đạt 49% kế hoạch. Trong đó, một số địa phương tiến độ gieo cấy quá chậm so với kế hoạch là: Lộc Hà (gần 1,3%), Hương Khê (17,82%), TP Hà Tĩnh (22,33%), TX Hồng Lĩnh (23,6%), Can Lộc (28,94%), Hương Sơn (34,48%), Nghi Xuân (38,5%), Vũ Quang (37,14%). 

Ngành chuyên môn đang chỉ đạo các địa phương: tập trung tối đa mọi phương tiện máy móc để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, gieo cấy; thực hiện triệt để các giải pháp sử dụng nước tiết kiệm và điều tiết nước hợp lý; dồn nhân lực cắt đốt, thu dọn gốc rạ để đẩy nhanh việc cày bừa, gieo cấy. Dù khó khăn vẫn phải đặt quyết tâm chạy nước rút và kiên quyết gieo cấy hết diện tích.

Tiến Thành
Nguồn baohatinh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 140

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 138


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1060965

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72743674