04:48 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 27/3 - 2/4/2017)

Thứ hai - 27/03/2017 04:24
Thời tiết vẫn thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển và gây hại mạnh, để quản lý bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông...

1. Trên lúa

a) Các tỉnh phía Bắc

- Bệnh đạo ôn lá: Gây hại tăng nhanh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng. Hại nặng trên những chân đất cát pha, thịt nhẹ, vùng bán sơn địa thiếu nước, những diện tích bón thừa phân đạm, những nơi thường xuyên xuất hiện bệnh trong các vụ trước.

- Chuột tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa trà sớm đứng cái làm đòng, lúa chính vụ, lúa trà muộn giai đoạn đẻ nhánh.

- Rầy nâu, rầy lưng trắng có xu hướng phát sinh tăng trên các trà lúa sớm tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, nhất là các tỉnh TT - Huế, Quảng Bình, Quảng Trị.

Ngoài ra, cần theo dõi bệnh vàng lá sinh lý, bệnh nghẹt rễ vòi voi hại lúa, bệnh thối thân, bẹ, bệnh héo vi khuẩn…

b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Bệnh đạo ôn cổ bông: Tiếp tục phát sinh, phát triển gây hại phổ biến trên lúa giai đoạn trỗ bông - chắc xanh.

- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Mật độ rầy tăng cao sẽ gây hại nặng trên lúa giai đoạn trỗ - ngậm sữa, có thể gây cháy tại một số tỉnh như Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên...

c) Các tỉnh phía Nam

- Dự kiến sẽ có lứa rầy cám nở từ 25/3 - 2/4 trên các trà lúa ĐX muộn và lúa HT sớm. Do lúa ĐX đang thu hoạch rộ nên rầy nâu tiếp tục phát tán. Khi xuống giống lúa HT 2017 cần theo dõi lịch xuống giống “né rầy” tại địa phương để tránh bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa.

- Bệnh đạo ôn cổ bông có khả năng phát sinh tăng trên lúa giai đoạn trỗ, bệnh đạo ôn lá gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh ở mức độ nhẹ đến trung bình.

- Tiếp tục theo dõi diễn biến sâu năn (muỗi hành) trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng, trên các giống lúa Jasmine 85, TBR225, OM4900…  

2. Trên cây trồng khác

- Cây rau: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang gây hại mức độ nhẹ đến trung bình

- Cây ngô: Sâu đục thân, sâu cắn lá, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn gây hại nhẹ.

- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ tăng; bệnh chết nhanh, chết chậm tăng về diện tích nhiễm bệnh ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ.

- Cây cà phê: Bệnh khô cành hại tương đương tuần trước.

- Cây thanh long: Diện tích nhiễm và mức độ hại của bệnh đốm nâu giảm.

- Cây nhãn: Chổi rồng nhãn giảm nhẹ về diện tích nhiễm và mức độ hại.

- Cây sầu riêng: Bệnh Phytophthora hại trên các diện tích đã nhiễm.

- Cây điều: Bọ xít muỗi tiếp tục hại trên các diện tích điều có chồi non, đang ra hoa hoặc quả non và các cây trồng khác; bệnh thán thư hại giảm do nhiệt độ tăng ẩm độ giảm.

Nguồn: Nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: đạo ôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 288


Hôm nayHôm nay : 40460

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1240974

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71468289