12:34 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát hiện dịch tả lợn châu Phi, huyện Kỳ Anh quyết không để dịch bùng phát

Thứ bảy - 10/08/2019 10:59
Ngay sau khi có kết quả kết quả phân tích, xét nghiệm phát hiện vi rút gây bệnh dịch tả lợn châu Phi ở xã Kỳ Văn (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), chính quyền địa phương từ huyện đến cơ sở đang rốt ráo phòng chống, khống chế và quyết tâm không để dịch bệnh lây lan, bùng phát.

Phát hiện dịch tả lợn châu Phi, huyện Kỳ Anh quyết không để dịch bùng phát

Phun khử trùng các phương tiện đi vào thôn Sa Xá.

Ngày 7/8, trên địa bàn xã Kỳ Văn xuất hiện lợn bị bệnh ốm, chết. Nhận được thông tin, tức thì cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Kỳ Anh phối hợp với cán bộ xã Kỳ Văn trực tiếp xuống tận hộ gia đình, kiểm tra, xác minh kết quả.

Bà Trần Thị Thắm ở thôn Sa Xá (Kỳ Văn) cho biết, gia đình nuôi 5 con lợn đã nặng 60-70 kg/con, đầu tháng 8, lợn bắt đầu có triệu chứng tiêu chảy, nóng sốt, bỏ ăn,… đến ngày 7/8 thì chết. Không chỉ lợn của gia đình bà Trần Thị Thắm ốm chết mà ông Lê Văn Đại gần nhà bà Thắm có 2 con lợn thịt, trọng lượng 80-90kg/con; và hộ bà Phùng Thị Nguyệt ở thôn Hòa Hợp có 3 con thịt, trọng lượng 70-80 kg/con cũng bị ốm chết.

Phát hiện dịch tả lợn châu Phi, huyện Kỳ Anh quyết không để dịch bùng phát

Thông báo công khai khu vực có dịch tả lợn châu Phi

Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Kỳ Anh đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm gửi Chi cục Thú y vùng III phân tích, xét nghiệm và phát hiện vi rút gây bệnh dịch tả lợn châu Phi trong mẫu thịt gửi đi.

Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm, UBND huyện Kỳ Anh đã giao Phòng NN&PTNT, Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện tổ chức phối hợp với UBND xã Kỳ Văn và các chủ hộ chăn nuôi lợn bị bệnh tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lợn bị bệnh dịch theo quy trình; đồng thời tổ chức hướng dẫn cho hộ chăn nuôi các biện pháp vệ sinh chuồng trại, khu vực chăn nuôi, phun tiêu độc khử trùng, rải vôi bột theo quy định.

Phát hiện dịch tả lợn châu Phi, huyện Kỳ Anh quyết không để dịch bùng phát

Tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lượng lợn bị bệnh dịch tả lợn châu Phi theo quy định

Chủ tịch UBND xã Kỳ Văn Nguyễn Tiến Điền cho biết, sau khi xác định có dịch tả lợn châu Phi, xã đã tiến hành lập 3 chốt kiểm dịch động vật trên các tuyết đường trục thôn và ngõ xóm ở Sa xá, Hòa Hợp, nhằm ngăn chặn không đưa động vật, sản phẩm động vật ra, vào vùng có lợn bị dịch; triển khai phun khử trùng các phương tiện đi qua vùng có dịch.

Ngoài ra, chính quyền địa phương đã thông báo tình hình lợn ốm, chết cho người chăn nuôi biết để thực hiện các biện pháp phòng, chống. Chỉ đạo các hộ chăn nuôi vệ sinh, thu gom chất thải, phân rác ở nơi nuôi nhốt gia súc; thực hiện tốt việc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi 1 ngày 2 lần, sử dụng vôi bột để rải xung quanh chuồng trại, ở các tuyến đường vào ra vùng có dịch.

“Chúng tôi đã triển khai họp, thành lập các tổ: giám sát, phun hóa chất tiêu độc khử trùng, tiêu hủy,… giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ, từng cá nhân được phân công” - Chủ tịch UBND xã Kỳ Văn Nguyễn Tiến Điền nhấn mạnh.

Phát hiện dịch tả lợn châu Phi, huyện Kỳ Anh quyết không để dịch bùng phát

Phun tiêu độc khử trùng ở các chuồng trại chăn nuôi

Được biết, sau khi xác định dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh đã cấp 120 lít hóa chất để kịp thời tiêu độc khử trùng vùng dịch; UBND xã Kỳ Văn mua 1,5 tấn vôi bột phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Tuy nhiên, hiện dịch tả lợn châu Phi đang diễn ra khá phức tạp ở nhiều địa phương trong tỉnh, trong cả nước, đặc biệt việc chưa có vắcxin phòng chống là một thách thức không nhỏ đối với các cơ quan chức năng cũng như người chăn nuôi trong việc phòng, chống dịch.

Do vậy, để hạn chế lây lan và ngăn ngừa dịch bệnh tại thời điểm này, rất cần sự chung tay vào cuộc của tất cả các cấp, ngành trong việc nâng cao ý thức của người dân về dịch bệnh, đồng thời tăng cường công tác kiểm soát chăn nuôi, vận chuyển, mua bán, giết mổ,…

Theo Vũ Huyền/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 226


Hôm nayHôm nay : 54675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 821663

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71048978