13:00 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phòng, chống dịch, bệnh cho đàn vật nuôi

Thứ năm - 15/03/2018 02:30
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Văn bản số 1907/BNN-TY gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc xây dựng kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm bằng nguồn ngân sách địa phương.
Nông dân xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) thu hoạch nho xanh trồng theo quy trình VietGAP. Ảnh: ANH TÙNG

Nông dân xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) thu hoạch nho xanh trồng theo quy trình VietGAP. Ảnh: ANH TÙNG

Theo đó, các địa phương xây dựng những phương án cụ thể về kinh phí, nhân lực, vắc-xin, hóa chất khử trùng để phục vụ phòng, chống dịch. Có kế hoạch dự trữ vắc-xin lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm để tiêm phòng bao vây các ổ dịch…

* Theo Cục Thú y, hiện cả nước có một ổ dịch cúm A/H5N6 chưa qua 21 ngày tại xã Ðại Bản, huyện An Dương, TP Hải Phòng. Theo dự báo, dịch cúm gia cầm nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới rất cao. Một số chủng vi-rút cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam: A (H7N9), A (H5N2), A (H5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Vì vậy, các địa phương cần chủ động phòng, chống cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.

* Hiện nay, tỉnh Ðiện Biên có khoảng ba triệu con gia cầm, lượng cung giống gia cầm, gia cầm thịt đáp ứng không đủ nhu cầu, cho nên phải vận chuyển từ các tỉnh khác đến, dẫn đến tăng nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm. Tỉnh yêu cầu các cơ sở chăn nuôi, kinh doanh mua gia cầm, sản phẩm gia cầm có nguồn gốc xuất xứ đã được kiểm soát thú y, kiểm tra, giám sát phát hiện sớm và khống chế kịp thời ổ dịch, không để lây lan ra diện rộng.

* Ðể chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong thời điểm giao mùa, tỉnh Lào Cai yêu cầu các địa phương thực hiện tốt công tác vệ sinh, tiêu độc, phun khử trùng toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận, mỗi tuần một lần; tổ chức phun thuốc khử trùng khu vực buôn bán, tập kết, thu gom gia súc, gia cầm.

* Hiện nay, tỉnh Ninh Bình có hơn 455 nghìn gia súc và hơn năm triệu gia cầm. Nhằm hạn chế dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, tỉnh sẽ thực hiện tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm từ ngày 15-3 đến 30-4. Tỉnh cũng yêu cầu các địa phương tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng ở tất cả những khu vực chăn nuôi tại các cơ sở, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, nhỏ lẻ và các cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm.

* Thời gian qua, dịch bệnh lở mồm long móng bùng phát tại ba hộ chăn nuôi ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Sau 20 ngày được khống chế thì những ngày gần đây, tiếp tục phát sinh thêm năm con trâu, bò ở bốn hộ chăn nuôi tại ba thôn Liên Phố, Bắc Thái, Liên Mỹ (xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà). Ngay sau khi dịch bệnh xảy ra, huyện đã cấp 80 lít hóa chất để tiến hành tiêu độc khử trùng chuồng trại; xã mua hơn năm tạ vôi bột khử trùng ở các khu vực có nguy cơ cao.

* Tỉnh Quảng Bình đang triển khai kế hoạch tiêm phòng 18 nghìn liều vắc-xin lở mồm long móng cho đàn gia súc năm 2018. Ðể bảo đảm công việc, lực lượng thú y sẽ được huy động tăng cường về cơ sở cùng với cán bộ thú y phối hợp triển khai hai đợt tiêm phòng đại trà. Theo đó, đến ngày 10-4 sẽ kết thúc đợt một và sau đó sẽ tổ chức tiêm đợt hai trong tháng 8.

* Ðể chủ động ngăn ngừa dịch bệnh cho đàn vật nuôi, tỉnh Bến Tre triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng đợt một năm 2018 tại hai huyện Ba Tri, Giồng Trôm từ ngày 15 đến 30-3; các huyện còn lại từ ngày 26-3 đến 10-4. Việc tiêu độc, khử trùng được thực hiện đối với các cơ sở, hộ gia đình chăn nuôi, điểm giết mổ, trung chuyển, chợ, nơi buôn bán gia súc, gia cầm và các cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm.

* UBND tỉnh Ðồng Tháp vừa có văn bản về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống cúm gia cầm, ngăn chặn vi-rút cúm A(H7N9) và các chủng vi-rút cúm nguy hiểm khác vào địa bàn. Tỉnh yêu cầu cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm. Nghiêm cấm vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, gia cầm nhập lậu qua biên giới.

* Tỉnh Hậu Giang đã phát động tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường đợt một năm 2018. Tỉnh đã thực hiện tiêu độc khử trùng hằng ngày ở các chợ, khu vực buôn bán gia súc, gia cầm. Riêng các cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở ấp, kinh doanh trứng gia cầm, chủ cơ sở sẽ trang bị phun xịt dưới sự giám sát của ngành chuyên môn và địa phương.

* Hiện nay, nhiều hộ dân ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang thu hoạch tỏi. Vụ tỏi này, Lý Sơn trồng gần 330 ha với sản lượng cho thu hoạch trung bình khoảng tám đến 10 tấn/ha. Với giá bán khoảng 40 nghìn đồng/kg như hiện nay, dự kiến vụ tỏi này người dân thu về hơn 120 tỷ đồng.

* Hiện nay, giá nho xanh tăng cao, cho nên nhiều nhà vườn ở huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đang khẩn trương thu hoạch bán ra thị trường. Giá nho xanh loại 1 được thương lái thu mua tại vườn với giá dao động từ 60 nghìn đến 65 nghìn đồng/kg, nho xanh loại 2 có giá từ 50 nghìn đồng đến 55 nghìn đồng/kg, tăng từ 10 nghìn đồng đến 15 nghìn đồng/kg so với thời điểm trước Tết Nguyên đán.

* Vụ đông xuân 2017-2018, nông dân tỉnh Tiền Giang xuống giống hơn 68 nghìn ha, đến nay đã thu hoạch gần 40 nghìn ha, năng suất bình quân đạt 70,8 tạ/ ha. Theo đánh giá, vụ này năng suất cao và lúa hàng hóa được giá, cho nên người dân rất phấn khởi. Bình quân mỗi héc-ta, trừ chi phí, nông dân có lãi 30 triệu đồng.

Ngày 14-3, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Cục Hàng hải Việt Nam) phối hợp các lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An cứu được tám ngư dân trên tàu cá NA 90909 TS bị nạn trên biển vào bờ an toàn. Trước đó, khoảng 10 giờ ngày 10-3, tàu cá này đang đánh bắt trên biển thì gặp nạn ở vị trí cách Hòn Ngư (Nghệ An) khoảng 90 hải lý về phía đông.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam cho biết, khoảng 23 giờ 30 phút ngày 13-3, tàu cá QNa 04221 TS đang đánh bắt hải sản trên biển bị tàu vận tải Giao Thủy 01 đâm chìm, trên tàu có hai ngư dân. Sau khi tàu bị đâm chìm, hai ngư dân được tàu Giao Thủy 01 cứu vớt, đưa lên tàu để chăm sóc.

Theo nhandan.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 238

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 236


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 266379

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73313350