05:57 EST Thứ hai, 06/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phòng chống lụt bão còn thiếu chủ động, sơ sài

Chủ nhật - 07/04/2013 22:23
Trong 5 năm qua mặc dù thời tiết diễn biến khó lường, phức tạp, song có sự chỉ đạo trực tiếp, kịp thời của Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ ngành, địa phương, công tác ứng phó với thiên tai, sự cố và tìm kiếm cứu nạn đã được triển khai đồng bộ, kịp thời và hiệu quả.

Thành quả nổi bật

Dự án Luật phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai (PC&GNTT) đã được Chính phủ chỉ đạo sát sao, chuẩn bị công phu, hoàn thành đúng tiến độ. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội nhận xét: “Qua nghiên cứu Hồ sơ dự án Luật PC&GNTT của Chính phủ trình Quốc hội, chúng tôi nhận thấy dự án Luật được chuẩn bị công phu, Ban soạn thảo đã đánh giá, tổng kết việc thực hiện pháp luật về phòng chống lụt, bão; tham khảo kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và trên thế giới; đánh giá tác động của việc ban hành Dự thảo Luật; dự thảo một số văn bản hướng dẫn. Hồ sơ Dự án Luật đúng với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”. 

Đồng thời có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của lãnh đạo các cấp và cộng đồng về tính chất ác liệt của thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. Đây là vấn đề đang trực tiếp thách thức mục tiêu phát triển bền vững của đất nước cũng như của mỗi vùng, địa phương bước đầu đã có sự đổi mới trong hành động, chuyển từ bị động đối phó sang chủ động phòng ngừa cụ thể như: rà soát các loại quy hoạch hiện có để bổ sung, lồng ghép nội dung, yêu cầu chủ động phòng tránh thiên tai để đảm bảo phát triển bền vững vào các quy hoạch mới và kế hoạch phát triển KT-XH. Chủ động tổ chức quy hoạch lại dân cư hoặc di dời dân tại những vùng thường xuyên bị thiên tai đến nơi ở mới an toàn hơn. Trong thiết kế xây dựng cơ sở hạ tầng, các yếu tố về tần suất, mức độ, quy mô tác động của thiên tai đã được đưa vào để xem xét; chủ động chuyển đổi mùa, vụ, giống cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp...

Cùng với việc thực thi nhiều giải pháp công trình như: tu bổ đê điều thường xuyên, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển; xây dựng các công trình chống sạt lở bờ sông, bờ biển, các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền; xây dựng các cụm tuyến dân cư phòng tránh ngập lụt, tu sửa và xây dựng mới hồ chứa. Nhận thức về tầm quan trọng của các giải pháp phi công trình ngày càng được nâng cao và đi vào thực tiễn, góp phần tăng cường khả năng thích nghi với BĐKH, bảo đảm phát triển bền vững.

Tiếp tục ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ nhân dân những vùng bị ảnh hưởng thiên tai như: Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi thủy sản, quản lý và bảo vệ rừng; nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực phòng tránh giảm nhẹ thiên tai (PTGNTT). Chủ động hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế.

Những đoạn đê sông xung yếu nhất thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ và khu Bốn cũ tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố lớn mỗi khi có lũ cao đã được ưu tiên đầu tư, gia cố vững chắc hơn. Hệ thống đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam; từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang đã và đang được đầu tư nâng cấp và kiên cố hóa theo các chương trình đê biển. Đây là sự thay đổi căn bản về chất đối với hệ thống đê biển của nước ta nhằm từng bước thích ứng với thách thức ngày càng gia tăng của BĐKH toàn cầu và nước biển dâng tới tình hình thiên tai ở Việt Nam. Toàn bộ các khu neo đậu cho tàu thuyền cấp vùng và nhiều khu neo đậu cấp địa phương vừa hoàn thành đã phát huy tác dụng tốt. Chương trình đầu tư làm nhà tránh lũ cho dân ở khu vực miền Trung đã bắt đầu được Chính phủ cho áp dụng thí điểm ở 14 xã với 700 hộ nghèo thuộc 14 tỉnh miền Trung, từ đó nhân rộng ra toàn khu vực. 

Toàn bộ 63 tỉnh thành phố và nhiều bộ, ngành là thành viên của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương (BCĐPCLBTW) đã hoàn thành việc xây dựng KHHĐ của đơn vị mình, quán triệt quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo và mục tiêu của chiến lược quốc gia, vận dụng đặc điểm KT-XH và tình hình thiên tai của địa phương để đưa ra các nhóm giải pháp phù hợp. Mục tiêu đảm bảo việc thực hiện công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai được thống nhất và hiệu quả từ Trung ương đến địa phương, xuyên suốt ở tất cả các cấp, các ngành và nhân dân; đồng thời nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân trong việc phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
 

Bộ trưởng Phát đánh giá mặt được và chưa được trong phòng chống lụt bão những năm qua.


Việc kiện toàn bộ máy tổ chức ở một số bộ, ngành, địa phương có những nét mới như: Ở cấp Trung ương, năm 2009, Bộ NN&PTNT thành lập Trung tâm thông tin trực thuộc Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tổng cục Thủy sản đã thành lập BCHPCLB&TKCN chuyên ngành thủy sản tại Trung ương và các địa phương. Ngoài ra, Tổng cục Thủy sản cũng chỉ đạo xây dựng mô hình tổ đội sản xuất trên biển để có điều kiện hỗ trợ nhau trong cứu hộ, cứu nạn theo phương châm “4 tại chỗ”. 

Cần chung tay của cộng đồng

Việc nghiên cứu mô hình Quỹ Tự lực tài chính về PTGNTT do Bộ Tài chính chủ trì dự kiến thực hiện trong 2009-2011. Tuy nhiên, đến nay BCĐPCLBTW chưa nhận được báo cáo kết quả thực hiện. Về việc ban hành các chính sách hỗ trợ vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, ngoài những chế độ hỗ trợ hiện hành, năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất cho vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Ở cấp địa phương, “Quỹ thiên tai Miền Trung” đã được thành lập dựa trên sáng kiến cá nhân và đang hoạt động hiệu quả ở nhiều tỉnh duyên hải miền Trung. Không chỉ trong giai đoạn cứu trợ khắc phục thảm họa mà còn trong giai đoạn chuẩn bị phòng ngừa tại những vùng thường xuyên bị thiên tai. Tại Quảng Bình, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định thành lập Quỹ hỗ trợ thiên tai của tỉnh. Tuy nhiên, do chưa có tiền lệ và kinh nghiệm thực tiễn nên đến nay Bộ Tài chính vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và xem xét thành lập Quỹ. 

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết: “Các đơn vị, cơ sở đôi lúc còn thiếu chủ động, sơ sài không ứng phó kịp thời với thiên tai, người dân thiếu cập nhật thông tin tại chỗ. Trong năm vừa qua sảy ra nhiều sự cố nhất là các đê điều, các hồ chứa được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Tiếp tục dự phòng là chính và phải làm đồng bộ các biện pháp, tiếp tục tăng cường nâng cao cảnh giác, nhận thức của người dân đối phó với mọi tình huống xảy ra. Phòng chống cứu hộ cứu nạn không chỉ của một tổ chức nào mà là của cộng đồng, chung tay toàn xã hội”.

Huy động tối đa nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp bảo hiểm và của chính người dân cho công tác phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu khôi phục sản xuất, các hoạt động dân sinh, kinh tế và xã hội một cách nhanh chóng sau thiên tai. 

Nghiên cứu thành lập Tổ chức hỗ trợ quản lý thiên tai, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT triển khai xây dựng đề án. Tuy nhiên, đến nay BCĐPCLBTW chưa nhận được báo cáo kết quả thực hiện. Các địa phương có đê, ngoài lực lượng quản lý đê chuyên trách trực tiếp quản lý các tuyến đê từ cấp 3 đến cấp đặc biệt, đến nay đã có 9 tỉnh, thành phố tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân để quản lý bảo vệ các tuyến đê cấp 4 và cấp 5.

Việc nâng cao tính chuyên nghiệp của của đội ngũ cán bộ tham mưu và cán bộ lãnh đạo hoạt động trong bộ máy chỉ đạo, chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) các cấp cũng cần được BCĐPCLBTW, BCHPCLB&TKCN các bộ, ngành, địa phương quan tâm, chú ý thích đáng vì hầu hết đội ngũ cán bộ này đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Các thông tin dự báo, cảnh báo phải rõ ràng, dễ hiểu và được cung cấp kịp thời đến các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức và nhân dân theo đúng quy chế hiện hành. Nhiều địa phương như Yên Bái, Quảng Trị, Thừa-Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa... đã xây dựng hệ thống cảnh báo thiên tai cho cộng đồng, lắp đặt cột mốc báo lũ dọc bờ sông, suối, quốc lộ và các biển báo hiệu khu vực nguy hiểm như sạt lở, lũ quét, cháy rừng... 

Tuy nhiên, hiện nay mạng lưới quan trắc ở nhiều tỉnh còn mỏng, đặc biệt là các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, cảnh báo sớm lũ quét, xâm nhập mặn, nước biển dâng. Năng lực dự báo sớm lũ quét, sạt lở đất còn rất hạn chế. Dự báo và cảnh báo bão trong một số trường hợp chưa thật chính xác. Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng dự báo còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhân lực và đào tạo chuyên môn. Qua khảo sát tại 17 tỉnh, thành phố cho thấy chỉ tiêu biên chế còn thấp so với yêu cầu công việc, trình độ chuyên môn của cán bộ kỹ thuật chưa đồng đều. Trang thiết bị có nơi còn phân bổ theo chủ nghĩa bình quân, chưa theo sát đặc điểm thiên tai từng vùng và theo yêu cầu cụ thể của từng địa phương, dẫn tới tình trạng vừa thừa, vừa thiếu. Mặt khác, do không có quy định về nguồn kinh phí bảo dưỡng định kỳ nên trang thiết bị xuống cấp, hư hỏng, không thể sử dụng được trong tình huống cứu hộ khẩn cấp. Ở nhiều địa phương việc quán triệt nội dung của Chiến lược quốc gia cũng như việc xây dựng KHHĐ chỉ dừng lại ở cấp tỉnh nên kết quả còn bị hạn chế. 

Bộ trưởng nhấn mạnh: “Trong thời gian tới, tiếp tục chủ trương lồng ghép tổ chức PCTT với phát triển KTXH và là một quá trình lâu dài. Đồng thời xử lý kịp thời các công trình đê kè, hồ đập, kiểm tra phát hiện và xử lý kiên quyết với những vi phạm đe dọa đến sự an toàn của công trình, rà soát củng cố ban chỉ đạo ở các địa phương”.

 

Hoàng Kim (kinhtenongthon.com.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 229


Hôm nayHôm nay : 26084

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 171957

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73218928