04:24 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sâu đục trái tái phát do nắng nóng

Thứ năm - 15/03/2018 22:53
Sau vài năm tạm lắng, mùa khô năm 2018 sâu đục trái cây có múi (nhà vườn quen gọi là sâu đục trái bưởi) tái phát và gây hại mạnh trên bưởi, cam sành và cam xoàn.
Thu gom và tiêu hủy trái bị sâu

Thu gom và tiêu hủy trái bị sâu

Đặc biệt từ sau Tết đến nay thời tiết nắng ráo, ẩm độ không khí thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho loài sâu này phát triển và nhân nhanh mật số.

Ông Trần Văn Kiệt ở xã Trinh Phú (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) cho biết, sâu đục trái cây có múi tái phát gây bất ngờ cho nhiều nhà vườn trồng bưởi, cam ở địa phương.

Trong khi đó, nhiều nhà vườn trồng cam sành, cam xoàn càng bất ngờ hơn khi vườn bị sâu đục trái tấn công gây rụng trái hàng loạt. “Nhà vườn bất ngờ vì trước đây loại sâu này ít tấn công trên cam. Triệu chứng gây hại của sâu đục trái trên cam dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng do bọ xít gây ra nên việc phát hiện không kịp thời và phòng trừ không hiệu quả”, ông Võ Văn Thu ở HTX Trồng cây ăn trái Đại Đoàn Kết (huyện Kế Sách) chia sẻ.

So với triệu chứng gây hại trên trái bưởi, triệu chứng do sâu đục trái cây có múi gây ra trên trái cam rất khó nhận biết vì lỗ đục trên trái cam thường nhỏ như vết chích của bọ xít; lượng chất thải ra từ đường đục của sâu qua phần vỏ rất ít (do vỏ cam mỏng hơn so so với vỏ trái bưởi); trái cam bị sâu tấn công thường bị rụng sớm so với trái bưởi bị nhiễm sâu. Vừa khó phát hiện triệu chứng gây hại vừa dễ bị nhầm lẫn với sự gây hại của dịch hại khác, vừa thiếu kinh nghiệm phòng trừ khiến nhiều vườn trồng cam ở các huyện Kế Sách, Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng), huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang) vất vả đối phó với sâu đục trái.

Ngành chuyên môn khuyến cáo nhà vườn áp dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ gồm: Cắt tỉa nhánh sau mỗi đợt thu hoạch tạo sự thông thoáng nhằm hạn chế bướm đến vườn; thường xuyên thu gom và tiêu huỷ các trái bị sâu đục để diệt sâu; bồi bùn trong mùa nắng để diệt nhộng với lớp bùn dày không quá 5cm; bao trái khi có điều kiện; tưới nước lên tán cây vào buổi chiều khi phát hiện bướm ra rộ để hạn chế bướm đẻ trứng (đối với vườn không bị bệnh loét vi khuẩn).

Thăm vườn thường xuyên, quan sát và xác định được thời điểm bướm xuất hiện; quan sát trên trái, nếu xuất hiện ổ trứng thì phun dầu khoáng để diệt trứng.

Trường hợp không phát hiện được bướm và trứng thì phun thuốc trừ sâu khi sâu non mới bắt đầu đục (chất thải từ lỗ đục mịn và có màu trắng). Sử dụng riêng lẻ và luân phiên một trong các hoạt chất sau: Emamectin benzoate, Permethrin, Clothianidin để phun; có thể phối hợp với dầu khoáng để tăng tính hiệu quả và hạn chế tính kháng thuốc của sâu.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 468

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 465


Hôm nayHôm nay : 30509

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 886778

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64872722