23:11 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thêm đối tượng nuôi, thêm tính bền vững

Thứ hai - 23/10/2017 21:56
Bên cạnh hai đối tượng nuôi chính là tôm sú và tôm thẻ, trong những năm gần đây, tận dụng điều kiện thiên nhiên ưu đãi và nhu cầu đa dạng của thị trường, tại những vùng mặn, lợ của tỉnh đã bắt đầu xuất hiện thêm nhiều đối tượng nuôi mới không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn góp phần tạo thế bền vững cho ngành thủy sản của tỉnh.
Không chỉ bén duyên tốt, con cá bông lau còn mang lại lợi nhuận khá cao cho người nuôi xứ cù lao.

Không chỉ bén duyên tốt, con cá bông lau còn mang lại lợi nhuận khá cao cho người nuôi xứ cù lao.

Thực tế cho thấy, từ lâu, cư dân vùng ven biển Sóc Trăng đã biết tận dụng nguồn tài nguyên “trời cho” từ những bãi bồi ven biển để làm sinh kế. Ban đầu chỉ là khai thác một số giống, loài phổ biến như: nghêu giống, nghêu thịt, cua biển giống, cá kèo giống, cá bông lau giống… sau đó tiến thêm một bước cao hơn là đưa vào nuôi trồng để gia tăng giá trị và hiệu quả kinh tế.

Theo PGS.TS Trần Đắc Định – Phó trưởng bộ môn Quản lý kinh tế nghề cá, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ: “Ngoài nuôi thủy sản thì những vùng bãi bồi ven biển Sóc Trăng còn là một lợi thế để phát triển nghề nuôi nghêu, nhất là nghêu bố mẹ”. Hiện tại, bãi nghêu Cù Lao Dung đang được khoanh nuôi để bảo tồn đàn nghêu giống, nghêu bố mẹ nhằm tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho cư dân trong vùng.

Sau khi nghề nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại nặng do dịch bệnh EMS vào năm 2011, nhiều đối tượng nuôi mặn, lợ bắt đầu được người dân quan tâm nhiều hơn, nên diện tích cũng ngày một tăng theo. Trong số này có hai đối tượng phát triển mạnh là con cá kèo và cua biển, nhờ nguồn con giống tự nhiên tại chỗ khá dồi dào và điều kiện nuôi phù hợp. 

Theo Ths. Quách Thị Thanh Bình, từ đầu năm đến nay, nông dân vùng ven biển trong tỉnh thả nuôi được 361ha cá kèo và 391ha cua biển. Kết quả thu hoạch 201ha cá kèo và 261ha cua biển cho thấy, năng suất cá kèo bình quân ước đạt 17 tấn/ha, còn cua biển là 0,9 tấn/ha. Với năng suất trên trong vụ cá kèo năm nay, bình quân người nuôi thu lãi 170 – 200 triệu đồng/ha/vụ, còn cua biển, người nuôi cũng có mức lãi 70 – 100 triệu đồng/ha/vụ. Theo ông Lý Chí Hiếu - Phó Trạm Khuyến nông TX. Vĩnh Châu, cua biển và cá kèo chủ yếu được người dân tận dụng nuôi xen canh, luân canh với tôm nước lợ hoặc artemia để vừa tăng thêm thu nhập, vừa có nước tốt để nuôi tôm. 

Tuy phát triển muộn hơn con cá kèo và cua biển, nhưng các đối tượng nuôi mới như: cá chẽm, cá dứa, cá bông lau cũng cho thấy tiềm năng phát triển là rất lớn. Trước đây, nghề nuôi cá chẽm cũng từng có giai đoạn phát triển khá mạnh, nhưng do đầu ra không ổn định nên một số người bỏ nghề. Gần đây, nhờ thị trường tiêu thụ tốt trở lại, nên diện tích nuôi cá chẽm của tỉnh cũng tăng lên, tập trung nhiều ở huyện Trần Đề và TX. Vĩnh Châu, với diện tích thả nuôi từ đầu năm đến nay khoảng 67ha. 

Một trong những người nuôi cá chẽm thành công nhất của tỉnh hiện nay là anh Võ Điền Trung Dũng ở ấp Tổng Cáng, xã Liêu Tú (Trần Đề), với diện tích nuôi thâm canh lên đến 11ha, cho năng suất bình quân 90 - 100 tấn/ha. Từ năm 2015, anh Dũng đã kết nối được với đầu mối ở chợ Bình Điền (TP. Hồ Chí Minh), nên việc tiêu thụ rất thuận lợi. Ngoài nuôi cá chẽm, trang trại anh Dũng còn đưa vào đối tượng nuôi mới có giá trị cao là cá chim vây vàng.

Còn theo anh Ngô Thanh Tuấn – Giám đốc HTX Thủy sản Hòa Nghĩa (TX. Vĩnh Châu), năm nay cá chẽm dễ tiêu thụ và giá cả cũng khá ổn định, nên người nuôi có lời khoảng 10.000 đồng/kg cá thương phẩm.

Mới được đưa vào nuôi thương phẩm 2 năm nay, nhưng con cá bông lau đang chứng tỏ lợi thế không nhỏ của mình so với một số đối tượng nuôi mặn, lợ khác. Cái lợi lớn nhất của nghề nuôi cá bông lau ở Cù Lao Dung chính là con giống được khai thác tại chỗ, nuôi bằng nguồn nước tại chính nơi khai thác chúng, nên chẳng những chúng phát triển tốt, mà chất lượng thịt cá cũng thơm ngon không thua kém ngoài tự nhiên.

Theo anh Nguyễn Văn Kiệt ở ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam, sau khoảng 8 tháng nuôi bằng thức ăn công nghiệp cá đã vào cỡ 1,2kg/con và bán được giá 115.000 đồng/kg. Với giá bán trên cùng với năng suất khoảng 14 – 15 tấn/ha, người nuôi có lời không thua gì tôm nước lợ. Ngoài ra, người nuôi còn tận dụng nguồn nước nuôi cá bông lau để phục vụ cho vụ tôm tiếp theo rất hiệu quả.

Bên cạnh các đối tượng nuôi mặn, lợ đã chứng minh được tính hiệu quả, vẫn còn một số đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao rất có tiềm năng đang được ngành nông nghiệp tỉnh đưa vào nuôi thử nghiệm tại các địa phương, như: cá chim vây vàng, cá dứa, cá rô phi đơn tính, cá đù… Hiện diện tích nuôi cá dứa được 22,7ha, cá chim vây vàng 9ha, cá đù 2ha, cá rô phi đơn tính 296ha chưa thể nói là nhiều, nhưng đang cho thấy tính thích nghi cao với điều kiện nuôi trong tỉnh và đang có thị trường khá ổn định.

Con tôm sú và tôm thẻ đã khẳng định tính hiệu quả, nhưng độ rủi ro vẫn còn cao, nên việc đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản cho vùng mặn, lợ là hướng đi phù hợp, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng này để gia tăng giá trị, hiệu quả và phục vụ cho mục tiêu phát triển thủy sản của tỉnh một cách bền vững trong thời gian tới.

Nguồn: http://baosoctrang.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 376

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 372


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1099665

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71326980