13:30 EST Thứ sáu, 08/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xâm nhập mặn ngày càng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất thủy sản

Thứ ba - 29/03/2016 03:09
Thu hoạch cá tra ở Cần Thơ. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)

Thu hoạch cá tra ở Cần Thơ. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)

Chủ trì cuộc họp giao ban tháng Ba và quý 1 của Tổng cục Thủy sản vừa diễn ra sáng nay, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám đánh giá, nổi bật trong quý 1 này là tình hình xâm nhập mặn diễn biến nghiêm trọng, ngày càng xâm nhập sâu vào đất liền ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất ngành thủy sản.

Nuôi thả cầm chừng

Ông Phạm Khánh Ly, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản cũng cho biết, tại các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, do ảnh hưởng trực tiếp của tình hình xâm nhập mặn trên diện rộng và sâu nên hiện người nuôi thả cầm chừng để thăm dò, chờ nước ngọt về. Hiện người dân chủ yếu thả nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến.

Còn tại các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung người nuôi tập trung chăm sóc diện tích đang có tôm nuôi năm 2015 chuyển qua chờ thu hoạch và tiến hành cải tạo ao hồ, kênh mương, vệ sinh môi trường vùng nuôi chờ nước ngọt để tiến hành vụ sản xuất mới.

Theo đó, sản lượng thu hoạch tôm lũy kế ba tháng ước đạt khoảng 58.500 tấn bằng 95,1% cùng kỳ năm 2015; trong đó tôm sú khoảng 36.000 tấn bằng 97,3%, tôm thẻ chân trắng 22.500 tấn, bằng 91,8% so với cùng kỳ năm 2015.

Hiện nay, giá tôm đang tăng so với các tháng trước, cụ thể, tôm thẻ chân trắng cỡ 100 con/kg có giá từ 95.000-115.000 đồng/kg, tôm sú cỡ 30 con/kg có giá từ 240.000-28.000 đồng/kg.

Ngành nuôi cá tra cũng đang chịu nhiều tác động ảnh hưởng do tác động của xâm nhập mặn. Tại Bến Tre, xâm nhập mặn khiến nhiều diện tích cá tra có dấu hiệu cá bỏ ăn, xuất huyết, phù đầu. Giá thu mua cá tra trung bình khoảng 19.528 đồng/kg, thấp hơn giá cùng kỳ khoảng 4.300 đồng/kg.
 

Hạn, mặn nghiêm trọng khiến nhiều đầm nuôi tôm công nghiệp ở Cà Mau bị bỏ hoang. (Ảnh: Kim Há/TTXVN)


Song ông Ly cũng cho rằng, giá cá tra đang có dấu hiệu tăng trở lại do các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh thu mua để đáp ứng công suất chế biến của các đơn hàng xuất khẩu. Hiện thị trường bắt đầu có dấu hiệu sôi động khi ở Cần Thơ giá cá đã tăng 1.250 đồng/kg, tại Đồng Tháp giá cá đã tăng 500 đồng/kg so với đầu tuần tháng Ba.

Về hoạt động khai thác thủy sản, ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng Vụ khai thác thủy sản cho biết, trong quý 1, diễn biến thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển, giá nhiên liệu giảm đồng thời giá bán sản phẩm tăng tạo thêm cơ hội cho ngư dân bám biển dài ngày.

Theo ông Trung, hiện các địa phương tích cực triển khai thực hiện các chính sách phát triển thủy sản và an sinh xã hội vùng biển, tuy nhiên tình hình thời tiết khô hạn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản vùng nội đồng.

Cụ thể, sản lượng khai thác thuỷ sản ba tháng đầu năm 2016 ước đạt 722.100 tấn, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó khai thác biển ước đạt 683.800 tấn, tăng 3,9%, song khai thác nội địa chỉ đạt khoảng 38.000 tấn giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Linh hoạt ứng phó hạn, mặn

Mặc dù, ngành thủy sản đang chịu những tác động tiêu cực do thiên tai hạn hán và xâm nhập mặn song theo số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ước tổng sản lượng thủy sản tháng Ba vẫn đạt trên 441.000 tấn (tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2015), trong đó sản lượng khai thác đạt gần 243.000 tấn, sản lượng nuôi xấp xỉ 199.000 tấn.

Theo đó lũy kế, tổng sản lượng thủy sản quý 1 đạt trên 1,27 triệu tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ.

Chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng đã yêu cầu Tổng cục tham mưu lãnh đạo Bộ để đưa ra văn bản hướng dẫn các địa phương lấy  nước trong thời gian tới. Đồng thời Thứ trưởng cũng yêu cầu Vụ nuôi trồng thủy sản làm lực lượng nòng cốt thành lập tổ công tác, bám sát các địa phương và trực tiếp đến các địa phương để đưa ra các giải phá ứng phó với vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn và cần kiểm soát tốt giống tôm thẻ nhập khẩu, kết hợp chương trình tạo giống, tôm nước lợ bố mẹ.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng yêu cầu các đơn vị cơ sở hướng dẫn các địa phương khi có nước ngọt rồi thì phải xử lý lấy nước ra sao, giữ và đảm bảo thu hoạch hiệu quả diện tích thủy sản đang nuôi ở vùng ngập mặn.

“Mặt khác, các đơn vị cơ sở cần tiến hành rà soát quan trắc cảnh báo môi trường, điều chỉnh kinh phí quan trắc, tập trung vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long đồng thời thông tin đến người dân để nắm bắt tình hình để kịp thời có phương án ứng phó, linh hoạt mùa vụ sản xuất,” Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhấn mạnh./.

Theo: nongthonviet.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 148

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 145


Hôm nayHôm nay : 30985

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 322452

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70549767