07:45 EST Chủ nhật, 19/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ăn nên làm ra nhờ biogas

Chủ nhật - 17/09/2017 22:44
Khi bắt đầu triển khai, nhiều người dân tỏ ra hoài nghi về hiệu quả của dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP). Đặc biệt, tại huyện Sa Pa (Lào Cai), địa hình dốc, nhiệt độ thấp… người dân e dè khi tiếp cận dự án.

Tuy nhiên, sau những thành công và hiệu quả ban đầu, người chăn nuôi đã bắt đầu hào hứng, đăng ký chờ tới lượt hỗ trợ để tham gia.

Kiểm tra công trình khí sinh học tại xã Nậm Cang, huyện Sa Pa

Để mục sở thị hiệu quả của dự án, chúng tôi tìm về Nậm Cang, một xã vùng sâu, xa của huyện Sa Pa. Ông Phàn Phủ Seng, Chủ tịch UBND xã Nậm Cang cho biết, về chăn nuôi, tổng đàn gia súc, gia cầm đến thời điểm 31/5/2017 là 10.665 con, tăng 1.573 con so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, trâu 345 con, tăng 9 con; bò 160 con, tăng 64 con; lợn 1.860 con, tăng 190 con.

Theo ông Seng, có được điều này, có một tác động không nhỏ từ hiệu quả ban đầu của dự án LCASP.

Năm 2013, anh Chảo Ú Phin ở thôn Nậm Cang 1, xã Nậm Cang bắt tay vào nghề chăn nuôi với 5 - 7 con lợn thịt. Không có hệ thống xử lý, toàn bộ chất thải chăn nuôi, Phin bơm nước, dội thẳng xuống ao sau vườn. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, áo cá bị ô nhiễm, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

Tới năm 2015, khi biết tới dự án, anh Phin mạnh dạn đăng ký tham gia. Thông qua dự án, anh đã được hỗ trợ 3 triệu đồng để xây lắp bể biogas, thể tích 9m3. “Từ ngày lắp bể biogas, tôi thấy cái được lớn nhất là môi trường đỡ ô nhiễm. Thứ hai là gia đình có gas để dùng, mỗi năm tiết kiệm được một khoản không nhỏ”, anh Phin tâm sự.

Cũng từ đây, gia đình anh Phin quyết định mở rộng mô hình chăn nuôi. Tới nay, đàn lợn trong chuồng lúc nào cũng có trên dưới 30 con cả lợn thịt lẫn nái. Đời sống kinh tế khấm khá, Phin xây được nhà cao, cửa rộng, sắm được nhiều đồ dùng đắt tiền như tivi, tủ lạnh, xe máy… Hiệu quả lan tỏa, nhiều hộ chăn nuôi trong xã tìm đến nhà Phin, học hỏi mô hình.

Gần đây nhất, hộ gia đình anh Tẩn Vần Siểu (cùng thôn Nậm Cang 1) được dự án hỗ trợ xây lắp bể biogas, thể tích 7m3, ngày 15/7. Anh Siểu được hỗ trợ 5 triệu đồng, chỉ phải bỏ thêm 6,5 triệu đồng để xây dựng. “Nhà tôi có 4 khẩu, tuy mới lắp bể được hơn một tháng nhưng đã có gas để dùng. Cả nhà dùng gas để nấu nướng thoải mái mà vẫn không hết”, anh chia sẻ.

Người dân sử dụng thành thạo các thiết bị của công trình

Ông Phùng Trần Quẩy thì bảo, trước nuôi con lợn nhiều một tí thì chỉ sợ ô nhiễm, ảnh hưởng tới hàng xóm vì nhà gần nguồn nước, nay có bể biogas thì yên tâm hơn nhiều. Ông Quẩy bảo, từ ngày lắp bể, vợ con ông mỗi sáng không phải dậy sớm lên rừng, chặt cây lấy củi.

Đánh giá về dự án, ông Phàn Phủ Seng khẳng định, cả người dân và chính quyền xã đều rất mừng khi được tham gia. Nhờ có dự án, tình hình chăn nuôi cũng như môi trường sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Cũng từ đó, kinh tế của các hộ dân được nâng lên, từng bước giúp địa phương xóa đói giảm nghèo.

Hiện tại, toàn xã Nậm Cang đã lắp đặt được 19 bể biogas. Từ nay đến hết năm 2017, theo kế hoạch, xã này sẽ tiếp tục lắp đặt thêm từ 10 - 12 bể cho những hộ chăn nuôi đã đăng ký.

Trao đổi với PV NNVN, ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng phòng NN-PTNT Sa Pa cho biết, tới nay toàn huyện đã lắp đặt được tổng cộng 58 bể biogas. Theo ông Thành, dự án mang lại nhiều hiệu quả thiết thực như bảo vệ môi trường, tạo chất đốt, tái sử dụng chất thải làm phân bón cho cây trồng… Thời gian tới, Sa Pa sẽ vận động người dân tham gia dự án, lắp đặt thêm khoảng 70 bể biogas.

Bà Phạm Thị Hoa, PGĐ Ban quản lý dự án LCASP Lào Cai cho biết, tính đến ngày 16/8, lũy kế toàn tỉnh đã lắp đặt được 2.490 công trình biogas. Riêng quý II/2017 lắp được thêm 106 bể, nâng tổng số công trình xây dựng được từ đầu năm thành 362.

Về hợp phần tín dụng, theo bà Hoa, dự án đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng NN-PTNT Lào Cai để triển khai hỗ trợ người dân vay vốn. Quý II/2017, đã có hai hộ đăng ký vay vốn để xây dựng, lắp đặt bể biogas, mua sắm thiết bị khí sinh học… với số tiền 62 triệu đồng. Lũy kế toàn dự án, đến nay đã có 87 hộ được vay vốn từ dự án, tổng số tiền khoảng gần 2 tỷ đồng.

Nhờ có biogas, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn chăn nuôi, phát triển kinh tế

Nghiệm thu 300 công trình

Theo kế hoạch, từ nay đến hết năm 2017, Ban Quản lý dự án LCASP Lào Cai sẽ tiến hành tổ chức 10 lớp tập huấn cho khoảng 300 nông dân về quản lý chất thải chăn nuôi và vận hành công trình khí sinh học. Đồng thời, tổ chức nghiệm thu và giải ngân 300 công trình biogas đã hoàn thành, theo đúng yêu cầu của dự án.

KẾ TOẠI - MINH PHÚC/ Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 216

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 211


Hôm nayHôm nay : 51794

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1011950

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74058921