14:40 EST Thứ bảy, 18/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bạc Liêu phấn đấu nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi lợn

Thứ ba - 09/07/2019 04:03
Đến năm 2020, Bạc Liêu phấn đấu sẽ đạt 100% trang trại và 70% gia trại có hệ thống xử lý nước thải.

Hiện nay tình hình chăn nuôi lợn ở Bạc Liêu đã có nhiều khởi sắc. Song, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng trong chăn nuôi lợn của địa phương này còn thấp. Chính vì vậy, năm 2019, Bạc Liêu phấn đấu nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi lợn.  

Biến động quy mô đàn

Lợn được xem là vật nuôi chính trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.  Tuy nhiên, quy mô đàn lại phát triển không ổn định. 

Phấn đấu đến năm 2020, Bạc Liêu sẽ đạt 100% trang trại và 70% gia trại có hệ thống xử lý nước thải.

Ghi nhận của PV Báo NNVN về tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Phước Long cho thấy, hiện địa phương này không có trang trại chăn nuôi quy mô lớn, người dân nuôi lợn theo hình thức nông hộ, còn manh mún, nhỏ lẻ và chủ yếu theo lối mòn truyền thống. Có thể nói, chăn nuôi lợn ở Phước Long chưa phát huy được về quy mô lẫn hình thức nuôi lợn theo hướng an toàn sạch bệnh.

Bà Trần Mỹ Cẩm, người chăn nuôi lợn – ngụ xã Vĩnh Phú Đông, cho biết: Gia đình có 2 con lợn nái sinh sản và khoảng 10 con lợn thịt. Dạo gần đây, tình hình dịch bệnh phức tạp, nên gia đình không dám mở rộng quy mô. Chủ yếu, tận dụng cơm thừa, canh cặn để nuôi lợn thôi.

Chăn nuôi theo hướng VietGAP và hình thành chuỗi liên kết đạt hiệu quả kinh tế cao.

Hộ chăn nuôi của anh Huỳnh Minh Cảnh, ngụ thị trấn Phước Long có phần hiện đại hơn. “Tôi nuôi 3 con lợn sinh sản và khoảng 20 con lợn thịt. Mỗi năm tôi xuất chuồng 3 lần, với mức lợi nhuận khoảng 80 triệu đồng/năm. Nguồn phân thải, tôi xử lý Biogaz làm khí đốt, số phân cặn bả còn xót lại tại ao lắng tôi ủ làm phân hữu cơ bón cho cây trồng và có dư để bán”, anh Cảnh cho hay.

Anh Cảnh chia sẻ, trung bình mỗi bao phân lợn sau khi phơi khô, anh bán cho người dân có nhu cầu với giá từ 45 – 55 ngàn đồng/bao 20kg. Nguồn phân này dùng để tưới rau, hoặc bón lót cho cây trồng rất hiệu quả, giúp cây phát triển và làm tăng độ phì nhiêu của đất.

Ông Trương Phước Hiền, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Phước Long, thông tin: Tình hình chăn nuôi lợn quy mô, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại ở địa phương rất hạn chế, nên chưa phát huy được hiệu quả trong tái cấu trúc ngành chăn nuôi.

Để lĩnh vực chăn nuôi lợn ở Phước Long được hiệu quả, trong thời gian tới Phước Long chú trọng nâng cao tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng chăn nuôi để nâng cao tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi ở địa phương.  

Chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường

Nhằm bảo vệ môi trường chăn nuôi được đảm bảo vệ sinh, tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng 150 hầm biogaz và 62 cơ sở đệm lót sinh học trong chăn nuôi, ước khoảng 50% số cơ sở chăn nuôi có áp dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi trên tổng số cơ sở chăn nuôi tại địa phương.

Chăn nuôi lợn theo mô hình trang trại có thể chủ động kiểm soát dịch bệnh ở lợn.

Anh Châu Văn Bình, hộ chăn nuôi ngụ xã Ninh Quới, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) cho biết: Trang trại nuôi của gia đình tôi thu gom phân 2 lần/ngày và kèm theo phun xịt nước rửa sạch nền chuồng và xử lý qua hầm biogas hoặc qua bể lắng trước khi xả ra môi trường bên ngoài.

Bên cạnh đó, để tránh tác động đến yếu tố môi trường, nhiều hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Hồng Dân đã thu gom phân để bán nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đối với các hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ thì phân và nước thải thường xả trực tiếp xuống ao để nuôi cá.

Chị Nguyễn Cẩm Tú, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân cho cho biết, gia đình chị nuôi nhỏ lẻ, theo lối truyền thống nhưng rất chú trọng đến môi trường. Gia đình có con nhỏ, nên tôi thường xuyên xử lý phun xịt hóa chất để vệ sinh chuồng trại, đồng thời xây dựng hầm Biogaz để xử lý phân thải làm khí đốt. Vì vậy, môi trường nuôi lúc nào cũng thông thoáng, việc vệ sinh chuồng trại cũng rất thuận tiện, không có mùi hôi phát sinh.

Rõ ràng, ý thức của người dân trong việc vệ sinh chuồng trại, để tránh ô nhiễm môi trường được thực hiện rất tốt. Đó là tín hiệu vui, rất triển vọng cho ngành chăn nuôi ở Bạc Liêu cất cánh trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, chăn nuôi lợn theo hình thức trang trại, hộ gia đình quy mô lớn ngày càng chứng tỏ rõ ưu thế hơn hẳn về hiệu quả kinh tế, về khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, kiểm soát dịch bệnh, xử lý chất thải, nước thải và tiêu thụ sản phẩm.

Ông Nguyễn Trung Hiếu,Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hồng Dân cho biết: Những năm gần đây, giá trị sản xuất và tỷ trọng ngành chăn nuôi có xu thế tăng. Qua đó, cho thấy chăn nuôi vẫn là một trong những ngành có vai tró đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện nhà.

Theo ông Hiếu, hiện bộ máy quản lý ngành thú y của huyện theo hệ thống ngành dọc từ huyện đến xã, thị trấn thường xuyên được được củng cố, tập huấn nâng cao năng lực nên đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.  

Tìm cách gỡ khó

Theo đánh giá của ngành chăn nuôi tỉnh Bạc Liêu, hiện chăn nuôi lợn của địa phương còn mang tính tự phát, chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, chăn nuôi công nghiệp, trang trại chậm phát triển; khâu thu mua, chế biến sản phẩm còn thủ công và chủ yếu do tư thương định đoạt giá cả.

Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi – thú y tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Ngành chăn nuôi của tỉnh đang gặp khó khăn lớn về thị trường tiêu thụ do vị trí địa lý ở xa các trung tâm kinh tế lớn, dân số của tỉnh còn thấp. Bên cạnh đó, việc SX giống vật nuôi chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chưa có đủ cơ sở sản xuất con giống chất lượng cao, sạch bệnh.

Hầm Biogas giúp gia đình ông Hưng tiết tiệm được nhiều chi phí sinh hoạt gia đình.

Theo ông Hưng, hiện năng suất, chất lượng giống vật nuôi còn thấp, giá thành sản xuất cao. Địa phương chưa có quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.

Tỉnh chưa khai thác được các tiềm năng về phụ phẩm ngành nông nghiệp, phụ phẩm chế biến thủy sản làm thức ăn chăn nuôi. Chưa có cơ chế chính sách cụ thể hỗ trợ các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm di dời, nhất là chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc chuyển đổi nghề.

Đại diện ngành chăn nuôi tỉnh Bạc Liêu con cho biết, địa phương sẽ nhanh chóng chuyển đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình sang trang trại, gia trại an toàn sinh học. 

Đồng thời, chú trọng phát triển các loài vật nuôi mới có tiềm năng theo hướng an toàn dịch bệnh. Nâng cao chất lượng con giống, hướng dẫn nông dân chăn nuôi theo hướng VietGAP và hình thành chuỗi liên kết nâng cao giá trị sản phẩm đầu ra.

Bạc Liêu phấn đấu đến năm 2020 phát triển đàn gia súc, gia cầm bảo đảm đủ số lượng, chất lượng sản phẩm chăn nuôi đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Đến năm 2020, Bạc Liêu sẽ đạt 100% trang trại và 70% gia trại có hệ thống xử lý nước thải và vệ sinh môi trường bằng biogas hay đệm lót sinh học, ông Hưng nói
TRỌNG LINH - TRẦN DUY/ Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 282


Hôm nayHôm nay : 47945

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 968057

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74015028